Quan Âm Tọa Sơn bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết dân gian Việt Nam về công công chúa Diệu Thiện. Ngài được cho là 1 trong các phép tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhân gian. Vậy, ý nghĩa thờ Quan Âm Tọa Sơn là gì? Tượng Quan Âm Tọa Sơn đặt ở đâu? Tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên cùng Đúc Đồng Bảo Long nhé.

ý nghĩa tượng quan âm tọa sơn

Quan Âm Tọa Sơn có nguồn gốc từ câu chuyện công chúa Diệu Thiện

Đặc điểm hình tướng của Quan Âm Tọa Sơn

Theo các truyền thuyết kể lại, Quán Âm Tọa Sơn là một trong 33 thị hiện của Bồ Tát Quán Thế âm. Tượng Phật Bà có dáng người thon thả, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn, đây là những nét đặc đặc trưng của người phụ nữ Việt. Phật Bà đầu đội mũ Tì Lư, nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng cũng có hai món tóc buông xuống tà áo mềm mại. Chỗ ngồi là một tảng đá xù xì, lại cũng giống như một gốc cổ thụ. Chân trái để trần, đặt lên bông sen nở, chân phải co lên, hai chân co duỗi thật là thoải mái. Tay trái cầm một viên minh châu. Bên cạnh bông hoa sen dưới chân, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động, bên cạnh tay trái có 1 lỗ mộng vuông độc đáo và hiếm thấy ở các pho tượng Quan âm Tọa sơn thường thấy.

Đi cùng pho tượng là cặp chân đèn đá với hình tượng “Trúc hóa Long”, thể hiện sự đăng đối nhưng không lặp lại. Hai chân đèn “Trúc hóa Long” được nghệ nhân xưa tinh tế thể hiện sự tiến hóa của cây Trúc, phía dưới nhìn rõ hình ảnh của đầu Rồng, phần đuôi vuốt ngược lên trên vị trí đặt nến (hoặc đèn dầu lạc) là phần rễ xòe ra tạo thành hình ảnh đầu rồng cách điệu với chồi búp măng non.

Ngày nay, các mẫu tượng Quan Âm Tọa Sơn thường được mô phỏng dựa theo pho tượng cổ tại chùa Hương. Tuy rằng không thể giữ hoàn toàn thần thái nhưng một số đặc điểm vẫn được thuân theo.

Pho tượng Phật Bà Quan Âm Tọa Sơn nổi tiếng đang an tọa tại động Hương Tích

=>> Xem thêm: Ý nghĩa tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tọa Sơn

Câu chuyện công chúa Diệu Thiện có tấm lòng từ bi, từ bỏ lầu son để tìm đường tu hành có sự tương tự với Đức Phật Thích Ca. Đức Phật Bà mang tấm lòng thánh thiện, cảm mến. Dù cho gặp muôn vàn cản trở, khó khăn nhưng Ngài vẫn quyết chí tu hành. Điều này dạy chúng ta rằng, trong cuộc sống, ắt sẽ gặp phải nhiều chông gai, thử thách cùng cám dỗ, nhưng đừng vội từ bỏ, ta cần ý chí kiên cường để đi theo con đường đúng đắn.

Phật Bà cũng không ngại xả thân, cắt tay, móc mắt để cứu cha mẹ, người dân vượt qua hiểm họa. Việc này đề cao tình thương người, lòng nhân hậu, từ bi. Dù Ngài ở tận nơi xa xôi động Hương Tích, nhưng Ngài luôn quán sát, dõi theo khắp chúng sinh. Ai có đau khổ, ai oán thán Ngài đều đưa tay tương trợ. 

Chúng ta thờ phụng Quan Âm Tọa Sơn là noi theo con đường Ngài chỉ dẫn, không lầm đường lạc lối, không tham vọng xa hoa mà mất đi bản Tâm của mình.

Thờ Quan Âm Tọa Sơn để noi theo tấm gương của Ngài

=>> Xem thêm: Ý nghĩa tượng Quán Âm Tự Tại

Tượng Quan Âm Tọa Sơn đặt ở đâu?

Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện thường được thờ trong các chùa, miếu. Ngày nay, nhiều Phật tử thỉnh tượng Phật Bà về thờ tại gia. Nếu thờ tại gia, nên đặt bàn thờ Phật Bà ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Ngài ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc, thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Tượng Quan Âm Tọa Sơn nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật. 

Như đã nói ở trên, không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung Bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Phật Bà cũng là trung tâm và tuyệt đối.

Ngài Quan Âm Tọa Sơn thường được thờ trong chùa, miếu hay thờ tại tư gia

Ban thờ Quan Âm Tọa Sơn gồm những Đồ thờ cúng gì?

Trên bàn thờ Phật Bà, gia chủ có thể thỉnh pho tượng Quam Âm hoặc tranh, ảnh vẽ hình tướng Ngài. Hình tượng Ngài Quan Âm nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật không có tay nghề và thiếu kiến thức, sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. 

Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên Bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

Bình hoa: Nên dùng các loại hoa trang nhã, có hương thơm như hoa sen, hoa huệ, hoặc hoa cúc vàng, cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật.

Mâm bồng: Đĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác. Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, đồ mới. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật.

Ngai chén: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh Đĩa trái cây.

tượng Quan Âm Tọa Sơn đặt ở đâu?

Ban thờ Quan Âm cần được đặt riêng, không dùng đồ cúng lẫn lộn

Trên đây là những kiến thứ về Quan Âm Tọa Sơn do Đúc Đồng Bảo Long sưu tầm và biên soạn. Hi vọng, nhưng kiến thức này sẽ hữu ích trong quá trình tìm hiểu của quý khách. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Phật, thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm về thờ, liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268 với chúng tôi.

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Nguồn: Sưu tầm