Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm” Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Bởi vậy, hằng năm trong ngày lễ cúng Thành Hoàng làng, mọi người dâng lễ vật tươm tất đầy đủ như bày tỏ tấm lòng cùng nguyện cầu xóm làng luôn bình an, hạnh phúc. Trong đó, không thể thiếu bài văn khấn. Trong bài viết dưới đây, cùng Đúc Tượng Phật tìm hiểu về bài văn khấn thành hoàng làng tại đình, đền, miếu nhé!

Tìm hiểu bài văn khấn Thành Hoàng Làng

Lễ hội thành hoành làng diễn ra khi nào?

Vào mùa xuân, khi mưa bụi dát lên những nụ đào, nụ mận lớp áo mỏng manh óng ánh màu xanh bạc cũng là lúc mùa lễ hội Thành Hoàng làng diễn ra.

Lễ hội thờ Thành Hoàng làng là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hoá giữa các làng xóm với nhau, là nét văn hoá đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá làng, là sự kết tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập.

Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và phổ biến ở khắp nơi. Tục thờ cúng Thành Hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng.

Hàng năm, ngày giỗ Thành Hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành Hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng…

Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình.

Lễ hội Thành Hoàng diễn ra vào mùa xuân

Ý nghĩa lễ cúng Thành Hoàng Làng

Từ bao đời nay, đình làng đã là nơi gắn bó với tâm hồn của bao người con đất Việt. Đình là là nơi chứng kiến bao nhiêu hình ảnh sinh hoạt, lề thói và đổi thay trong đời sống xã hội của mỗi miền quê Việt Nam. Nhưng có một điều mãi không thay đổi – đó là những giá trị mà ngôi đình bao đời thờ cúng.

Trong đó, Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước.

Việc thờ cúng Thành Hoàng bày tỏ tấm lòng tôn kính và biết ơn các vị thần

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.

Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

 Cách chuẩn bị lễ cúng Thành Hoàng Làng tại đình, đền, miếu

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

- Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

- Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

Việc chuẩn bị lễ cúng không cần quá cầu kì sang trọng quan trọng là thành tâm

- Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…

Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

+ 1 vị chúa

+ 2 vị hầu cận

+ 12 vị cô sơn trang

- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

Mỗi một cách sắp lễ sẽ có những yêu cầu riêng

Bài Văn khấn thành Hoàng Làng đúng chuẩn

Khi đến Đình, Đến, Miếu các bạn có thể khấn bài văn khấn dưới đây: Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 – Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

 – Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

 – Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

 – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại……………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm………………………………………………

Hương tử con đến nơi…………………thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Đọc văn khấn phải đúng, rõ ràng thể hiện sự thành tâm của gia chủ

Trên đây là những chia sẻ của Đúc Tượng Phật về bài văn khấn Thành Hoàng làng tại đình, đền, miếu. Chắc hẳn mọi người đã có thêm những thông tin vô cùng hữu ích về lễ cúng vị thần này. Nếu quý vị đang quan tâm đến tượng Thành Hoàng để tiến cúng cho làng, xã nơi mình đang ở  thì hãy tham khảo ngay cơ sở chúng tôi. Đúc Tượng Phật tự hào khi là đơn vị đúc tượng phật uy tín và chất lượng. Các mẫu tượng bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ thật, đẹp và nét truyền thần trong bức tượng.

Chúng tôi luôn sử dụng nguyên liệu đồng đạt chuẩn, nói không với đồng tạp đồng pha đem đến chất lượng cao cho từng sản phẩm. Mọi quy trình đều được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Qúy khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.