Đức Phật là những bậc thầy đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, hội tụ đầy đủ những đức hạnh cao quý của nhân loại gồm toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân. Các Ngài đã dùng đức trí của mình để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi biển khổ luân hồi qua đó có thể giải thoát tai ương và hướng đến sự sáng suốt. Chính vì vây, ngày nay nhiều gia đình đã lập ban thờ Phật như cách để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn với các ngài. Tuy nhiên, việc bài trí bàn thờ Phật như thế nào vẫn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Cùng chúng tôi giải đáp nhé!

Thờ cúng Phật là toàn bộ các hình thức, lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn Đức Phật

Ý nghĩa bàn thờ Phật trong đời sống văn hóa của người Việt

Phật có rất nhiều ân đức đối với toàn thể chúng sinh. Chính vì thế, lập bàn thờ Phật là để ghi nhớ công lao và tỏ lòng thành kính đồng thời cũng thể hiện mong muốn được noi gương theo các Ngài. Từ đó, con người luôn tự nhủ bản thân phải sống hướng tới mục tiêu chân, thiện, mỹ.

Phật chính là những vị có lòng bao dung vô bờ bến, dù bạn là đã làm việc xấu xa đến đâu thì các Ngài cũng sẽ không bỏ rơi bạn. Chính vì vậy, chúng ta thường lập bàn thờ các vị Phật để cầu mong sự che chở và bình an. Chỉ cần bạn thành tâm đọc kinh và hướng Phật thì sẽ thấy tâm hồn mình trở nên vô cùng an yên và tự tại.

Phật đưa con người thoát khỏi bể khổ luân hồi và hướng chúng sanh đến những điều tốt đẹp

==>Xem ngay +100 mẫu tượng Phật Thích Ca cho chùa đẹp nhất

Bài trí ban thờ Phật cần những đồ thờ cúng nào?

Thờ Phật chính là việc làm thể hiện sự sùng bái của con người đối với các bậc tu hành đức hạnh cao quý.

Một ban thờ Phật đầy đủ sẽ gồm những vật phẩm sau:

1. Lư hương: Là vật dùng để gia chủ thắp nhang dâng lên các Ngài. Tùy thuộc vào mục đích thờ cúng của mỗi gia đình sẽ sử dụng 1 hoặc 3 bát hương.

2. Đôi đèn thờ: Thời xa xưa, đèn dầu thường sử dụng để thắp trên bàn thờ. Tuy nhiên, ngày nay người ta đã chuyển sang dùng đèn thờ bằng đồng cho tiện lợi  và độ bền cao.

3. Ống hương: Là đồ chuyên dùng để đựng nhang phục vụ việc thắp hương, thờ cúng. Gia chủ cũng có thể sử dụng một chiếc nếu bàn thờ nhỏ.

4. Mâm bồng: Đây là đồ vật sử dụng để đựng hoa quả, lễ, bánh kẹo để dâng lên đức Phật. 

Đồ vật được bài trí trên ban thờ Phật đều mang vẻ đẹp và ý nghĩa tâm linh sâu sắc

5. Ngai chén thờ: Dùng để đựng nước hoặc rượu, tượng trưng cho hành Thủy, sự vững chắc, bền lâu.

6. Đôi chân nến: Vật phẩm được đặt ở hai bên phía sau ban thờ, dùng để cắm nến hoặc đựng cốc nến.

7. Chóe thờ: Bao gồm 3 chóe dùng để đựng nước, gạo, muối khi thờ cúng. Chóe là đồ dùng để chứa đựng ân đức mà Phật ban cho gia chủ.

8. Đôi lọ hoa: Dùng để cắm hoa tươi (hoa sen hoặc hoa cúc) giúp mang lại sự tươi mới cho không gian thờ cúng.

Bên cạnh đó, gia chủ có thể bày thêm các pho tượng Phật hoặc bức tranh ảnh Phật đẹp.

Thờ Phật chính là việc làm thể hiện sự sùng bái của con người đối với các bậc tu hành đức hạnh cao quý

==>Có thể gia chủ đang quan tâm đến cách lau dọn ban thờ Phật tránh phạm phải những điều cấm kỵ

Một số lưu ý trong việc sắp xếp và bài trí bàn thờ Phật trong cúng lễ

Bàn thờ Phật phải luôn sạch sẽ, gia chủ nên đốt nhang cúng Phật hàng ngày. Đặc biệt, vào những ngày quan trọng như mùng một, mười bốn, rằm hay ba mươi, cũng như những ngày lễ trong năm phải chưng dọn hoa tươi quả mới, nước sạch hương đèn và lễ vật thành tâm để cúng Phật.

Đồ lễ cúng Phật phải đảm bảo theo những nguyên tắc sau:

  • Không đặt vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật.
  • Hoa tươi lễ Phật nên là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn… Quả cúng Phật là những quả tươi, chín, không héo, méo mó, nên là chuối, bưởi, na, phật thủ,…
  • Đồ lễ là đồ chay, không được sắm sửa lễ mặn sẽ phạm đến nhà Phật. Có thể trưng xôi chè, phẩm oản cùng hoa quả.
  • Trong những lễ vật dâng cúng Phật, Oản Tài Lộc là ngọc thực được nhiều người lựa chọn để trưng bày biện lên hương án để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu.

Bàn thờ Phật phải luôn sạch sẽ, gia chủ nên đốt nhang cúng Phật hàng ngày

Cách bài trí ban thờ Phật đúng chuẩn tâm linh

- Tượng Phật / Bồ tát: đặt chính giữa bàn thờ Phật, bên phải và Quan Âm Bồ tát bên trái Phật A Di Đà. Cần  đặt tượng ở vị trí cao nhất và không bị che tầm nhìn bởi những vật phẩm khi thờ cúng. Thông thường, tượng Phật đặt ngay sau bát hương và cao hơn một bậc là hợp lý nhất.

- Bát hương: Đặt chính giữa bàn thờ Phật. Vi vị trí này giúp hương khói có thể tỏa ra nghi ngút đều các phía. Từ đó không gian thờ cúng sẽ luôn ấm áp. Cần lựa chọn bát hương phù hợp với kích  thước bàn thờ.

- Lọ hoa: Bạn có thể đặt đôi lọ ở 2 bên bàn thờ tạo sự cân đối và đẹp mắt. 

- Chuông: đặt đúng vị trí tay  thuận của Phật tử để có thể rung lên ba hồi khi tụng kinh niệm Phật.

- Ly nước: Đặt ngay trước bát hương trên bàn thờ Phật để dễ thay nước và vệ sinh bát hương hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể đặt 2 ly nước ở 2 bên bàn thờ (ly có nắp) để trông đẹp và cân đối hơn, lưu ý không dùng ly nước trên bàn thờ Phật vào những việc khác.

- Mâm bồng: Đặt trước bình hoa (một hoặc hai đĩa đều được) hoa quả cúng phải  tươi, đúng số lượng và kích thước cho đĩa hoa quả và phòng thờ.

Mỗi đồ vật thờ cúng trên ban thờ Phật đều được đặt ở một vị trí nhất định

Vị trí đặt bàn thờ Phật chuẩn phong thủy

Ban thờ Phật thường được đặt tại vị trí trang trọng, thanh tịnh nhất của ngôi nhà.

- Đặt ban thờ Phật ở phòng khách: Trong các ngôi nhà diện tích nhỏ, bàn thờ thường được đặt ở vị trí trung tâm của phòng khách. Tượng Phật phải để hướng ra cửa chính nơi mọi người có nhìn thấy ngay khi vào nhà và có ánh sáng đầy đủ. Gia đình có thể thờ bằng tủ thờ hoặc án giang.

- Đặt ban thờ Phật ở phòng riêng: Với các ngôi nhà diện tích rộng, bàn thờ thường được lập tại phòng thờ riêng và ở tầng cao nhất. Phòng thờ thường thông thoáng, trang nghiêm, sạch sẽ và yên tĩnh.

- Đặt cùng với bàn thờ gia tiên: Nếu đặt bàn thờ gia tiên và Phật ở cùng vị trí thì bạn nên đặt tượng Phật ở vị trí chính giữa và phía bên trên. Hai bên Phật dùng để thờ cúng thần và gia tiên.

Ban thờ Phật thường được đặt tại vị trí trang trọng, thanh tịnh nhất của ngôi nhà

Lựa chọn tượng Phật thờ tại gia cần đảm bảo yếu tố nào?

Hiện nay, tượng Phật thờ tại gia được chế tác bởi nhiều chất liệu khác nhau như gốm sứ, nhựa composite, gỗ, đá, thạch cao hay bằng đồng. Mỗi chất liệu đều mang vẻ đẹp đặc trưng riêng với những ưu, nhược điểm khác nhau.

Tuy nhiên, gia chủ cần tham khảo kỹ lưỡng, chọn tượng đẹp, đảm bảo chất lượng, không được chọn qua loa đại khái, vì điều này không thể hiện thành ý của Phật tử. 

Để nhận định tượng Phật đẹp hay không còn tùy thuộc vào cảm nhận, nhãn quan của mỗi người. Tuy nhiên, "điểm chung" của những pho tượng đẹp phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trong áp dụng tạc tượng Phật. Nếu không quá am hiểu về vấn đề này, bạn có thể đánh giá qua những yếu tố đơn giản dưới đây. 

+ Hình khối cân đối, tỉ lệ chuẩn

Hình khối tượng thường được đánh giá qua khuôn mặt so với tổng chiều dài cơ thể. Dựa vào yếu tố này, người nghệ nhân sẽ đo được tỷ lệ vai, cơ thể, hình dáng đứng, ngồi cân đối.

Nghe có vẻ đơn giản vì việc tạo dựng hình khối là những môn cơ bản trong ngành tạc, vẽ chân dung tượng. Tuy nhiên trên thực tế, điều này là vô cùng khó và chỉ có những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm được

Tượng Phật làm từ đồng cho độ bền vượt trội theo năm tháng

+ Diện mặt sắc nét, truyền thần

Quy trình sản xuất tượng ở các cơ sở hầu hết đều giống nhau, sự khác biệt quan trọng nhất đến từ những điêu khắc gia, nghệ nhân tạo mẫu tượng Phật.

Pho tượng Phật đẹp thể hiện nét thần thái trên diện mặt, từng chi tiết như đường chân mày, hốc mắt, mũi, miệng, gò má... phải được tôn tạo sao cho toát lên vẻ "truyền thần". 

 + Màu sắc đẹp, quy cách hoàn thiện chỉn chu

Pho tượng đẹp có màu sắc tự nhiên của chất liệu chế tác hoặc được quét màu, dát vàng theo yêu cầu. Mỗi đơn vị chế tác sẽ có công thức tạo màu riêng, cho ra đời thành phẩm có sắc độ khác nhau, mang nét đặc trưng của từng làng nghề.

Đặc biệt, pho tượng đẹp không chỉ được thể hiện qua diện mạo, hình khối mà còn được đánh giá qua kỹ thuật hoàn thiện bề mặt (tượng nhẵn mịn hay xuất hiện vết rỗ, nhiều lỗi...). Bởi đây là công đoạn cần sự tập trung và kỹ nghệ hoàn thiện tốt, chỉ cần một sai sót sẽ làm hỏng cả một tác phẩm.

Tượng Phật đẹp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố từ lựa chọn chất liệu đến hoàn thiện thành phẩm

Đến Bảo Long để chọn mua tượng Phật bằng có chất lượng cao

Đúc đồng Bảo Long tự hào là đơn vị đúc tượng Phật có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Bảo Long chúng tôi quy tụ hơn 20 nghệ nhân hàng đầu đến từ làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định – cái nôi của nghệ thuật đúc đồng truyền thống. Các mẫu tượng bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ thật, đẹp và nét truyền thần trong bức tượng.

Chúng tôi luôn sử dụng nguyên liệu đồng đạt chuẩn, nói không với đồng tạp đồng pha đem đến chất lượng cao cho từng sản phẩm. Mọi quy trình đều được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách hàng.

 Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Chúng tôi nhận chế tác  tượng Phật A Di Đà theo kích thước, mẫu mã yêu cầu.

HỎI – ĐÁP VỀ SẢN PHẨM

Hỏi: Tôi có thể đặt hàng như thế nào?
Đáp: Quý khách có thể liên hệ trực tiếp cho nhân viên bán hàng qua Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng.

Hỏi: Tôi có được kiểm tra hàng không?
Đáp: Quý khách kiểm tra hàng trước khi nhận hàng và chỉ thanh toán khi thấy ưng ý về sản phẩm.

Hỏi: Sản phẩm có dễ bị bay màu không?
Đáp: Đồng là kim loại có thể trường tồn mãi mãi, nhưng màu sắc sẽ biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, chúng tôi đã xử lý kỹ bề mặt cũng như tạo màu bằng phương pháp cho phản ứng hóa học nền màu sắc vô cùng bền. Màu sắc sản phẩm hoàn toàn có thể giữ nguyên từ 20-30 năm, thậm chí còn lâu hơn nữa.

Hỏi: Đúc Đồng Bảo Long có giao hàng đi các tỉnh không?
Đáp: Bảo Long có dịch vụ giao hàng toàn quốc. Về chi tiết quý khách liên hệ: 0968.966.268 để được hỗ trợ