Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong các vị Bồ Tát được thờ phụng của Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa. Địa Tạng Bồ Tát có hạnh nguyện cứu vớt chúng sinh khỏi cõi U Minh địa ngục. Khi nào còn sinh linh oán thán quyết không thành Phật. Ngày nay, Ngài không chỉ được thờ phụng tại các chùa, miếu hay trụ sở Phật giáo mà còn được nhiều người thờ phụng tại gia. Cách đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đúng là như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Cách bài trí tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thế nào mới đúng?
Ngoài ra công năng, oai lực của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Trong Kinh Địa Tạng Bản Nguyện viết rằng, nếu ai nghe được danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, tô vẽ hình tượng, đảnh lễ Bồ Tát Địa Tạng sẽ được các lợi ích.
Ngày nay, không chỉ tại các chùa, trụ sở Phật giáo mà nhiều Phật tử cũng thỉnh tượng Ngài về thờ phụng tại gia, tại các khu nghĩa trang... Ngài Địa Tạng cưỡi Đế Thính, lắng nghe tiếng than khắp cõi U minh, cứu độ các linh hồn siêu thoát. Ngài giảng đạo pháp cho những Thai nhi chết yểu giác ngộ, thoát khỏi đau khổ tra tấn nơi địa ngục tối tăm.
=>> Có thể bạn quan tâm: Bồ Tát Đại Thế Chí là ai? Nguồn gốc về Đại Thế Chí
Ngày nay, nhiều gia đình lựa chọn thỉnh tượng về thờ tại gia. Nếu thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia. Cách đặt tượng, vị trí đặt tượng cần lưu ý gì không?
1. Vị trí đặt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát
Gia chủ nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Ngài ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
Hoặc, thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Bồ Tát không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.
Như đã nói ở trên, không nên thờ tượng Bồ Tát cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung Bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng là trung tâm và tuyệt đối.
2. Đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đúng chuẩn
Có 3 cách để bài trí tượng Bồ Tát cơ bản và đúng chuẩn:
+Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Địa Tạng Vương Bồ Tát…
+Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Địa Tạng Vương Bồ Tát gồm có:
+Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới... Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu... những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.
Ngày nay, có nhiều gia đình lựa chọn lập ban thờ tại gia. Việc bố trí bàn thờ tượng Bồ Tát rất quan trọng, cần có sự tôn nghiêm và thành kính. Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát không kiêng kị bất kể ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý.
+ Không nên đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng các tượng phong thủy đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công... Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.
+ Tuy rằng không quá kiêng kị nhưng gia chủ hãy để ban thờ Phật quay hướng chính của nhà, không nên hướng về phía nhà tắm hay cửa đi. Như vậy để thể hiện sự thành kính tuyệt đối với Bồ Tát.
+ Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Bồ Tát trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo.
+ Trên ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi thực hiện nghi thức thờ cúng, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữ thờ Phật và thờ Gia tiên.
+ Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.
+ Hãy nhớ, phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật trước khi thờ phụng.
=>> Có thể bạn quan tâm: Nguồn gốc và ý nghĩa tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát
Quy trình khai quang điểm nhãn cho tượng Địa Tạng thờ tại tư gia thường diễn ra vào buổi sáng, lúc trời đẹp. Và dưới đây là những thứ gia chủ cần chuẩn bị.
+ Khâu chuẩn bị
Đầu tiên, mọi người cần chú ý chuẩn bị một nơi thờ cúng trang nghiêm, cao ráo, sạch sẽ, hướng tốt cho phong thủy. Từ đó, đảm bảo rằng vị trí đó phù hợp với việc thờ cúng tượng Phật.
Gia chủ cần chuẩn bị lựa chọn pho tượng có diện mạo, hình khối cân đối. Lựa chọn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát cần đảm bảo kích thước phù hợp, chất lượng tốt, độ bền cao. Do vậy, quý Phật tử có thể tham khảo các mẫu tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đồng. Tượng Bồ Tát sau khi thỉnh về bạn nên dùng vải điều chùm kín tượng. Đồng thời, đặt tượng trên chỗ thông thoáng, sạch sẽ và tránh xa những nơi ô uế. Từ đó, tránh xâm phạm đến tượng. Nếu không, hành vi của bạn có thể bị coi là bất kính.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị đàn tế cùng một mâm cỗ chay. Tùy theo điều kiện kinh tế, hãy lựa chọn một mâm cỗ phù hợp với những món đơn giản nhất nhưng phải tươi ngon. Khi đó, bạn có thể bắt đầu thực hiện nghi thức này theo cách hiệu quả nhất.
+ Tiến hành khai quang
- Chuẩn bị việc bao sái tượng
Để bao sái tượng, gia chủ nên dùng nước thơm. Hiện tại, có nhiều loại nước thơm chuyên dụng được sản xuất sẵn trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể đặt mua những sản phẩm này tại các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng. Nếu không, bạn có thể đun nước với rượu, quế và một chút dầu thơm.
Sau đó, sử dụng nước vừa đun để làm sạch tượng. Cách làm như sau:
- Tiến hành trì khoa nghi khai quang
Sau khi chọn được giờ đẹp, pháp sư hoặc thầy cúng sẽ tiến hành trì khoa nghi khai quang. Cụ thể việc này được thực hiện như sau:
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý Phật tử hiểu hơn về cách bài trí tượng Địa Tạng Bồ Tát tại gia chuẩn nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Nguồn: Sưu tầm
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long
Nên chọn tượng Phật Dược Sư bằng đồng, gỗ hay đá? Ưu nhược điểm từng loại (06/02/2023)
Xem ngay các mẫu tượng Trần Hưng Đạo dát vàng đẹp nhất (22/07/2022)
Văn khấn Thành Hoàng Làng tại đình, đền, miếu (06/07/2022)
Cách bài trí ban thờ Phật - Hướng dẫn (07/04/2022)
Cung tiến tượng Phật cho chùa có ý nghĩa gì? (05/04/2022)
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? (31/03/2022)
Văn khấn lễ Đức Phật Thích Ca Đản Sanh (29/03/2022)
Bài văn khấn đi chùa đầu năm? Những lưu ý khi đi chùa mà bạn cần biết (15/03/2022)
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Phật và những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ Phật - Hướng dẫn (08/03/2022)
Cách lau dọn bàn thờ Phật? Tránh phạm phải những điều cấm kỵ tránh - Hướng dẫn. (07/03/2022)