Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong 6 vị Bồ Tát nổi tiếng của Phật giáo Đại Thừa. Trong dân gian, Ngài thường được gọi với cái tên Giáo chủ U Minh giới. Ngày nay, tượng Ngài Địa Tạng không chỉ được thờ phụng tại chùa, đình hay trụ sở Phật giáo mà còn được thỉnh về thờ phụng tại các phòng thờ tư gia. Nguồn gốc của Bồ Tát từ đâu? Ý nghĩa tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

ý nghĩa tượng địa tạng vương bồ tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Nguồn gốc Địa Tạng Vương Bồ Tát trong Phật giáo

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong 6 vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Ngài được cho là Giáo chủ cõi U Minh địa ngục. Ngài có 4 đại Hạnh Nguyện lớn nhất, nguyện cứu độ cho khắp cõi chúng sinh trong lục đạo. Trong các ghi chép Phật giáo, 4 hạnh nguyện trên tương ứng với 4 tiền kiếp của Ngài.

1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 

Ý nghĩa tượng Địa Tạng Vương Bồ Tá

Địa Tạng Bồ Tát được ghi chép với 4 tiền thân và 4 Hạnh Nguyện lớn

2. Vào thời Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực. Mẹ của cô tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, để mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Sau đó, cô đứng trước Đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

4. Trong thuở vô lượng kiếp trước, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp, bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán. Mẹ của cô cuối cùng thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu…

Vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

Ngài Địa Tạng luôn cầm viên Như Ý châu và cây Tích Trượng

Ngày nay, hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thường có tay trái cầm Như Ý Châu, tay phải cầm Tích trượng có sáu vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi, ý nghĩa là muốn cứu độ hết mọi chúng sinh trên thế gian. Ngài thường mặc cà sa, đội mũ Thất Phật; đôi khi hình tượng Ngài giống 1 vị tu sĩ với đầu trọc khoác áo cà sa. Thú cưỡi của Địa Tạng Bồ Tát là Đế Thính, được cho rằng là linh vật thuộc họ Chó. Trong Phật Pháp, Chó đại diện cho nhị độc “Tham Sân”. Chó cũng là loại động vật nổi tiếng nhạy cảm và thông minh. Nhờ vào khả năng thính giác của mình, Đế Thính có thể phân biệt được thật giả đúng sai, có thể nghe được mọi tiếng động trong thế gian.

Ý tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát trong đời sống và Phật Pháp

Ngoài ra công năng, oai lực của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Trong Kinh Địa Tạng Bản Nguyện viết rằng, nếu ai nghe được danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, tô vẽ hình tượng, đảnh lễ Bồ Tát Địa Tạng sẽ được các lợi ích.

  1. Trời rồng thường hộ trì.                    
  2. Quả lành ngày thêm lớn.                   
  3. Tăng trưởng nhân lành Vô Thượng   
  4. Không thoái đạo bồ đề                       
  5. Ăn mặc dồi dào đầy đủ.                     
  6. Không bị bệnh tật                              
  7. Không bị nạn nước lửa.                     
  8. Không bị nạn trộm cướp.                   
  9. Mọi người đều kính trọng.                 
  10. Quỷ thần đều hộ vệ giúp đỡ.             
  11. Chuyển thân nữ thành nam.             
  12. Làm con gái vua chúa, quý tộc.   
  13. Thân tướng xinh đẹp.              
  14. Thường sanh cõi trời 
  15. Thường sanh làm vua chúa. 
  16. Có túc mạng thông
  17. Mọi sự mong cầu đều toại ý
  18. Quyến thuộc vui vầy
  19. Tránh mọi tai ương
  20. Không đọa ác đạo.
  21. Không bị trở ngại
  22. Chiêm bao an ổn
  23. Tổ tiên được xa lìa sự khổ
  24. Sanh vào chỗ an lạc
  25. Chư thánh hiền khen ngợi.
  26. Thông minh lanh lợi.
  27. Giàu lòng từ bi.
  28. Cuối cùng thành Phật.

Ngày nay, không chỉ tại các chùa, trụ sở Phật giáo mà nhiều Phật tử cũng thỉnh tượng Ngài về thờ phụng tại gia, tại các khu nghĩa trang... Ngài Địa Tạng cưỡi Đế Thính, lắng nghe tiếng than khắp cõi U minh, cứu độ các linh hồn siêu thoát. Ngài giảng đạo pháp cho những Thai nhi chết yểu giác ngộ, thoát khỏi đau khổ tra tấn nơi địa ngục tối tăm. 

ý nghĩa tượng địa tạng vương bồ tát

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ các sinh linh lầm than, đưa họ thoát khỏi cõi U Minh

Những lưu ý khi thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát về thờ

Ngày nay, không chỉ thờ phụng tại các chùa, miếu hay trụ sở Phật giáo, nhiều Phật tử còn thỉnh tượng Phật hay tranh Phật về thờ tại gia. Khi thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát tại gia như thế nào mới đúng, không phạm đại kỵ ? 

+ Nên đặt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại khu vực thờ thanh tịnh, trang trọng, tránh các nơi ồn ào đông người hay gần nơi ô uế như nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ...
+ Nếu thờ tượng theo bộ Tam Thánh Sa Bà, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của Phật Thích Ca ở trung trung tâm phải cao nhất, tượng Bồ Tát Quán thế Âm và Địa Tạng Bồ Tát ngang bằng nhau.
+ Vị trí của ban thờ Phật nên cao hơn người, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên thấp hơn ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên; lễ cúng dâng lên cũng nên tách biệt. Đồ cúng dường Phật nên là đồ chay, hoa quả.
+ Gia chủ thường xuyên lau dọn, vệ sinh bệ thờ. Đều đặn lên nhang thắp đèn.
+ Khi thờ phụng cần thành tâm, không sát sinh, phá giới. Trang phục khi thắp hương cần trang trọng.

 

Bảo Long chuyên chế tác tượng Địa Tạng Vương Bồ tát uy tín

Trên đây là nguồn gốc và ý nghĩa tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát do Bảo Long tổng hợp. Hi vọng qua bài chia sẻ trên, quý khách có thêm nhiều kiến thức về Bồ Tát.

Quý khách nếu có nhu cầu đúc tượng Bồ Tát, tượng Phật bằng đồng có thể lựa chọn Đúc Đồ Bảo Long. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của chúng tôi luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn. 

Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999.

Chúng tôi nhận chế tác tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát theo kích thước, mẫu mã yêu cầu. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.


Quý khách có thể xem thêm: 

=>> + 99 Mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất

=>> +101 Bộ tượng Phật đẹp miễn chê 

=>>+ 20 Tượng sư, hòa thượng được khách hàng đặt nhiều nhất