Chúng ta được biết Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chính là người sáng lập ra Đạo Phật. Hiện tại, ngài là vị Phật có quyền năng và được rất nhiều người tôn kính. Mọi ngôi chùa được lập lên đều có sự xuất hiện của bức tượng của ngài. Vậy ngài là ai mà có sức ảnh hưởng và tạo ra một tôn giáo lớn đến như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Để tìm hiểu về ý nghĩa tượng Phật Thích Ca thì chúng ta cần phải biết ngài Đức Phật này là ai và xuất xứ ở đâu.

Theo như các bộ kinh Phật và sử liệu ghi chép, xuất thân của ngài là thái tử Tất Đạt Đa và là con của vị vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Dòng dõi hoàng tộc này thuộc họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca.

Đức Phật được sinh ra vào ngày 15/4 âm lịch năm 624 TCN theo lý giải của Phật giáo Nam Tông. Đối với Phật giáo Bắc Tông thì đó là ngày 8/4 âm lịch tại khu vườn Lâm Tỳ Ni. Từ đó, hình tượng Phật Thích Ca đản sinh được ra đời và mọi năm trên thế giới thường tổ chức hội lễ Phật Đản rất lớn.

hình tượng phật thích ca mâu ni

Hình ảnh cuộc sống của ngài khi chưa trở thành Phật

Khi trưởng thành, ngài đã kết hôn với một người phụ nữ là Da Du Đà La và có một người con trai với tên gọi La Hầu La. Vợ của ngài xuất gia đã đắc quả A-La-Hán và con trai của ngài cũng là một trong thập đại đệ tử của Phật.

Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả. Vào năm 29 tuổi, ngài chính thức từ bỏ cuộc sống tráng lệ của gia đình và đi tìm con đường để giải giác ngộ, giải thoái chúng sinh.

Ngài đã dành 6 năm khổ hạnh trong rừng sâu tuy nhiên ngài đã không thành công. Sau đó, ngài đã quyết định theo lựa chọn phương pháp trung đạo để tu và đã đạt đắc quả trở thành vị Phật có quyền năng nhất hiện nay.

Từ khi được giác ngộ, Đức Phật đã đi truyền bá khắp miền bắc Ấn Độ với Bát Chánh Đạo, con đường sẽ giúp con người thoát khỏi đau khổ. Khi đó, Ngài đã đi liên tục trong vòng 45 năm và thành quả là mọi tầng lớp, từ vua chúa cho đến trộm cướp đều bị ông thu hút. Đức Phật đã trả lời mọi câu hỏi của họ và luôn hướng họ về cái thiện, về sự thật cuối cùng.

ý nghĩa hình tượng phật thích ca

Hình ảnh của ngài khi đã đắc quả và truyền đạo giúp giải thoát chúng sinh

Tìm hiểu danh hiệu "Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"

Trong Phật Pháp, việc thờ tượng Phật không giống như thờ thần. Mối quan hệ giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và chúng ta là mối quan hệ Sư đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni đối với chúng ta là một người Thầy, là người Thầy đầu tiên dẫn ta đến con đường thành đạo, nên Ngài được gọi là Bổn Sư.

Ở thế gian này của chúng ta, chúng sinh vốn dĩ thiếu đi tâm từ bi, trong lòng là tự tư tự lợi, chính vì thế Phật khi thị hiện ở thế gian này, Ngài muốn đem bệnh của chúng ta để sửa lại. Cho nên Ngài thiết lập tông chỉ, đó chính là “Thích Ca”. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có nghĩa là Năng Nhân, tức là nhân từ. Chúng sinh ở cõi Diêm Phù Đề này thiếu tâm nhân từ, cho nên danh hiệu của Ngài là để đề xướng tâm Nhân từ cho chúng ta.

Căn bệnh lớn nữa của chúng ta là tâm địa không được thanh tịnh, quá nhiều vọng tưởng, quá nhiều tạp niệm. Vì thế, danh hiệu của Ngài có thêm chữ “Mâu Ni” – cũng là tiếng Phạn, nghĩa là Tịch Diệt. Tịch có nghĩa là tịch tĩnh, là thanh tịnh, Diệt có nghĩa là tiêu trừ, diệt tất cả vọng tưởng tạp niệm.

Theo đó, chúng ta có thể thấy, danh hiệu của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi thị hiện ở thế gian này là tuỳ theo căn bệnh của chúng ta mà có được.

Hình dáng tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

- Hình dáng đặc trưng: Tóc tượng Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

- Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng... Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thường được đúc bằng đồng để thờ cúng. Trong các không gian thờ cúng, giữa chánh điện thường thờ một tượng đồng Phật Thích Ca Mâu Ni.

>> Có thể bạn quan tâm: 68+ mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đồng đẹp nhất hiện nay.

tượng thích ca mâu ni

Biểu tượng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Vào trong các chùa Phật giáo Bắc Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ một tượng Phật Thích Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca ngự giữa, bên phải đức Phật Thích Ca là Phật A Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc (Phật tương lai). Lối thờ này tượng trưng tam thế Phật, Phật Thích Ca là Phật hiện tại, Phật Di Đà là Phật quá khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai. Bất cứ lối thờ nào, Đức Thích Ca đều ngự ở giữa, nên cũng gọi Ngài là đức Trung Tôn.

Tượng Phật Thích Ca không giống người Ấn Độ, mà tùy ở nước nào tạo tượng Ngài giống người nước ấy. Người ta thường sử dụng những hình tượng đẹp nhất để miêu tả trên bức tượng của ngài nên trong các ngôi chùa khi nhìn thấy tượng Phật chúng ta cảm thấy như nhẹ lòng, thanh tịnh.

Nhìn sơ qua hình tượng đức Phật Thích Ca, chúng ta đã thấy những điểm cách xa thực tế. Tại sao người ta không tạo tượng Ngài thật giống người Ấn Độ ngồi trên tòa cỏ dưới cội cây Bồ Đề?

Bởi vì Bắc Tông Phật giáo quan niệm đức Phật không phải căn cứ vào con người xác thịt tầm thường, mà thấy Phật là pháp thân thường trụ. Hiện thân Thái Tử Sĩ Đạt Ta tu hành thành Phật, chỉ là một giai đoạn, một hóa thân tùy cơ cảm của chúng sanh thị hiện đấy thôi. Đã là hóa thân tùy cơ cảm thì ở đâu có cảm đức Phật đều ứng hiện như nguyện để độ họ.

ý nghĩa tượng phật thích ca

Vì thế, ở Việt Nam, cảm mộ Phật, Phật sẽ thị hiện người Việt Nam, ở Trung Hoa cảm mộ Phật, Phật sẽ hiện người Trung Hoa để hóa độ... Đó là tư tưởng siêu thực, không còn thấy Phật ở trong một hình thức cố định nào. Đức Phật đã đồng hóa theo từng dân tộc, từng chủng loại.

Do tư tưởng này, Bắc Tông Phật giáo đối với đức Phật không thấy xa lạ, mà rất gần gũi thân mật và phát sinh tín ngưỡng "Phật tùy tâm hiện". Ta hãy nghe vị Quốc Sư núi Yên Tử nói với vua Trần Thái Tôn, khi ông nầy lên núi cầu đạo:

"Núi vốn không có Phật, chỉ có ở tâm. Lắng tâm mà thấy, đấy gọi là chân Phật. Nay bệ hạ muốn giác ngộ tâm ấy thì đứng ở trần gian mà thành Phật, không phải khốn khổ cầu Phật ở ngoài". (Khóa Hư Lục)

Đã tin Phật tùy tâm hiện, nếu tâm mình tưởng Phật tức là có Phật hiện đến. Do đó phát sinh tín ngưỡng "Phật hiện cứu khổ mọi người". Cho nên, những khi lâm tai, mắc họa, người ta hay thành kính, lễ mễ cầu Phật hiện mách bảo cho phương cách thoát khỏi tai họa.

Phật ngự trên đài sen cũng là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác.

Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh.

Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ.

Đức Phật cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc.

Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn. Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.

ý nghĩa tượng phật thích ca

Bắc tông Phật giáo đặc trọng ý nghĩa "thanh tịnh trong ô nhiễm" nên chủ trương "phiền não tức bồ đề", "sanh tử tức niết bàn". Không thể tìm Bồ Đề ngoài phiền não, không thể có Niết bàn ngoài sanh tử. Cứ ngay trong phiền não chúng ta khéo chuyển sẽ thành Niết bàn. Không chán sợ trốn tránh, không mơ ước mong cầu nơi nào khác.

Vì thế, đi đến chủ trương "tích cực nhập thế". Bởi vì không thể có đức Phật ngoài chúng sanh, không thể có cõi Cực lạc thanh tịnh ngoài cõi Ta bà uế trược. Đôi mắt đức Phật đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm.

Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh.

Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc.

Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể.

Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm. Vua Trần Nhân Tông hỏi về bổn phận, tôn chỉ thiền, Tuệ Trung Thượng sĩ đáp: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha tắc" (Soi lại nơi mình là bổn phận, không từ nơi người mà được). (Tam tổ thực lục)

Những phút sống lại nội tâm đương nhiên đôi mắt đăm chiêu nhìn xuống. Như khi chúng ta kiểm soát lại tâm tư hay hành động của mình, dù đi, đứng, ngồi đôi mắt chúng ta nhất định phải nhìn xuống. Khi chúng ta muốn van xin điều gì với những người đáng kính bên ngoài dĩ nhiên đôi mắt phải trông lên vị ấy.

Vì thế, khi nhìn lên đôi mắt đức Phật, đôi mắt các vị thánh của tôn giáo khác, chúng ta có thể nhận biết tôn giáo nào chủ trương nội quan, tôn giáo nào chủ trương ngoại quan.

Trên đảnh đức Thích Ca có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế (cục thịt đỏ), để biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời. Theo các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... trên đảnh đức Phật có tướng không thể thấy, tướng ấy bậc Bồ Tát từ Sơ địa trở lên chỉ thấy được đôi phần, trừ Phật với Phật mới thấy trọn vẹn.

Tướng ấy biểu thị cho pháp thân. Vì chúng sanh không thể thấy nên gọi là "Vô kiến đảnh tướng". Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian.

Theo trong kinh nói chung quanh đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm. Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh, nếu nghiệp ác thì hiện lên vừng hắc ám, chúng sanh trông thấy kinh sợ, nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành, chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến. Vì mắt thịt chúng ta quá thô thiển nên không thể trông thấy rõ ràng, song nếu tinh tế nhận xét cũng có thể biết được phần nào.

ý nghĩa tượng phật thích ca

Như người hiền lành đến trước chúng ta, nhình thoáng gương mặt là ta có cảm tình ngay. Nếu người dữ đến trước chúng ta, nhìn sơ qua ta tự nhiên nảy sanh ác cảm liền. Cái linh cảm ấy không phải căn cứ vào hình thức, mà nó siêu hình thức.

Thiết thực nhứt là các anh đồ tể khi vào xóm làng bị chó theo đuổi sủa không thôi, dù họ chỉ đi tay không cũng thế. Cho nên ngày xưa các vị tu hành đắc đạo, có ai đến tham học, một phen nhìn qua là các Ngài biết phước duyên kẻ ấy mỏng hay dày, rồi tùy căn cơ giáo hóa.

Đức Phật là con người thuần thiện, tâm thanh tịnh, trí sáng suốt thì ánh sáng hào quang bao bọc chung quanh là lẽ đương nhiên. Phật giáo Bắc Tông thường thờ tượng Phật Thích Ca sơ sanh. Tượng này hình một hài nhi đứng trên hoa sen, tay mặt chỉ lên, tay trái chỉ xuống. Đó là biểu thị một bậc thánh nhân xuất thế, vừa lọt lòng mẹ đã có những hành động siêu phàm. Và câu Ngài thốt ra lúc ấy là:

 Trên trời dưới trời,
 Chỉ ta hơn hết;
 Tất cả thế gian
 Sanh, già, bệnh, chết.

Nghĩa là từ nhơn gian đến các cõi trời, đối với vấn đề sanh, già, bệnh, chết, chỉ có Ngài là người vượt ra và cứu thoát tất cả. Song Bắc Tông Phật giáo thường thường dẫn hai câu đầu thôi, để nhấn mạnh vào chữ "ta" ám chỉ pháp thân tuyệt đối, trên trời dưới đất không gì bì kịp.

Đây chỉ lược giải thích vài đặc điểm trong hình tượng đức Phật Thích Ca. Mong rằng mỗi khi đến lễ dưới chân tượng Ngài, mỗi người đều ý thức được mình phải làm gì đối với hình ảnh biểu thị ấy. Sự hữu ích của việc lễ Phật gốc ở chỗ nhận được thâm ý, rồi thể theo đó sống một cuộc đời cao đẹp như Ngài.

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có giống nhau? 

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà đều là một vị Phật, nhưng đây là hai vị Phật tách biệt.

Trong hai vị Phật A Di Đà và Phật Thích Ca, một vị có thật trong lịch sử, một vị xuất hiện trong kinh Phật giáo.

Đức Phật Thích Ca từng sống trên trái đất và là người sáng lập ra Phật giáo, sau khi chứng thành Phật quả, Phật Thích Ca vận dụng trí tuệ, thần thông và thấy rõ được quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp.

- Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta Bà, là cõi đau khổ nơi con người đang sinh sống.

- Phật Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, Ngài được tôn thờ nhiều trong Phật giáo Đại Thừa.

Phật Thích Ca có chữ Vạn không?

Cách dễ phân biệt Phật Thích Ca khác Phật A Di Đà là Phật A Di Đà có chữ Vạn trước ngực và nhục kế trên đỉnh đầu cùng các vị Bồ Tát, tôn giản đi kèm:

- Phật A Di Đà thường có Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đứng hai bên.

- Phật Thích Ca thường có hai tôn giả A Nan Đà, Ma Ha Ca Diếp đứng hầu hai bên.

ý nghĩa tượng phật thích ca

Ý nghĩa tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni

- Phật không có một hình thức cố định nào. Cảm nhận Phật như thế nào sẽ hiện ở hình dạng đó. Phật sẽ hiện lên khi tâm chúng ta luôn nghĩ đến Phật. Phật sẽ giúp con người thoát khỏi những tai họa, buồn đau. Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài sen thể hiện cho sự thanh tịnh và giải thoát một cách tốt nhất.

- Đôi mắt của Ngài thường đăm chiêu nhìn xuống để biểu thị cho sự quan sát nội tâm, tĩnh lặng để quan sát mọi vật xung quanh. Hình ảnh thể hiện cho sự giác ngộ, nhận ra những chân lý trong cuộc sống.

- Tượng Phật Thích Ca ngồi lên những tia hào quang chiếu sáng để thể hiện việc luôn sáng suốt, sáng soi mọi người, mọi vật trên thế gian.

ý nghĩa tượng phật thích ca

Tượng Phật Thích Ca được tôn tạo bằng chất liệu gì?

Hiện nay, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn tạo theo nhiều kiểu dáng khác nhau như: dáng đứng (ban phước, khất thực...); dáng ngồi (niêm hoa vi tiếu, thiền định...) hoặc dáng nằm (Phật nhập niết bàn...) với đa dạng kích thước, chất liệu chế tác. Mỗi sản phẩm đều mang vẻ đẹp riêng với những ưu, nhược điểm khác nhau của từng chất liệu. 

Dưới đây là 8 dòng tượng Thích Ca được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay: 

1. Tượng Phật Thích Ca bằng nhựa composite

Composite là chất liệu tổng hợp từ hai hay nhiều chất liệu khác nhau. Tượng làm từ chất liệu này có độ bền cao, đàn hồi tốt, khó vỡ khi va chạm.

Sản phẩm có khả năng chịu được tác động môi trường tốt, nên phù hợp với không gian ngoài trời. Hơn thế, tượng được làm từ composite dễ gia công, nhanh chóng, đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá thành phải chăng. 

2. Tượng Phật Thích Ca bằng đá

Tượng Phật Thích Ca bằng đá có độ bền cao, óng đẹp, thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm được chế tác nhiều kiểu hoa văn sắc sảo độc đáo, tạo nên được hồn riêng của pho tượng.

3. Tượng Phật Thích Ca bằng gỗ

Chất liệu có giá trị sử dụng cao, mang yếu tố phong thủy tốt, phù hợp với chế tác tượng cỡ nhỏ và vừa. Tượng Phật Thích Ca bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, thân thiện với môi trường lại đa dạng về chủng loại, vân gỗ, màu sắc giúp tạo nên nét độc đáo riêng cho tôn tượng Đức Phật.

4. Tượng Phật Thích Ca bằng gốm

Thể hiện được truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt, chất liệu này cũng có độ bền rất cao nếu được bảo quản kỹ lưỡng. Do đặc tính nên chất liệu chỉ thích hợp để chế tác tượng cỡ nhỏ để bàn. 

5. Tượng Phật Thích Ca bằng sứ

Tôn tượng thường được tráng một lớp men ở bên ngoài giúp bảo vệ tượng theo thời gian khỏi các tác động của môi trường. Tượng Phật Thích Ca bằng sứ ghi điểm bởi vẻ đẹp bắt mắt, mẫu mã đa dạng và được sử dụng nhiều trong tôn tạo tượng nhỏ. 

6. Tượng Phật Thích Ca bằng bột đá

Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu đá nghiền qua bàn tay của các nghệ nhân, cùng với công nghệ phủ nano giúp cho tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp toàn diện.

7. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng

Chất liệu cho phép giải quyết bài toán nan giải trong việc tạo hình và giúp tôn tượng có độ bền rất cao. Đồng được xem là kim loại tốt nhất để tôn tạo tượng Phật, cho độ bền truyền đời. 

8. Tượng Phật Thích Ca bằng xi măng

Đây là chất liệu có độ cứng đáng nể, thích hợp đặt tượng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chi phí sản xuất thấp, khả năng sản xuất tại chỗ là ưu điểm lớn của xi măng.

Một số hình ảnh tượng Phật Thích Ca đẹp nhất hiện nay

Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật Thích Ca được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. 

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

tượng thích ca bằng đồng

Nguồn: Tổng hợp
Soạn: Đúc Đồng Bảo Long