Ngày nay, Phật giáo rất thịnh hành và được thờ phụng phổ biến tại Việt Nam. Các pho tượng Phật, Bồ Tát rất đa dạng, chế tác từ nhiều chất liệu như đồng, gỗ hay đá. Ngoài việc thờ phụng tại chùa, nhiều Phật tử thỉnh tượng Phật về thờ tại gia. Những điều cần tránh khi đúc tượng - thỉnh tượng Phật là gì? Vì sao con người thờ phụng Phật? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Phật là ai? Vì sao con người thờ phụng Phật?
Phật là Bậc Giác Ngộ, là một vị Chánh Đẳng Giác đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ. Đó là một trí tuệ vĩ đại cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng. Sự giác ngộ ấy có tính chất siêu nhiên, theo Phật giáo thì không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ được mà chỉ có thể hiểu hoàn toàn khi đã trải nghiệm qua.
Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh, rước tượng Phật để thờ là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ. Hành động này xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người. Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia. Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai. Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.
Thờ Phật là để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, người đã tìm ra chân lý của con đường giải thoát, giác ngộ và dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi bằng trí tuệ và sự từ bi vô biên của mình. Chính nhờ đó mà mỗi ai đến chùa, dù là người theo đạo Phật hay không đều sẽ cảm nhận được sự an ủi, thanh tịnh trong lòng. Thế nhưng, có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc thờ Phật nên vẫn thường tìm đến chùa như một chốn để cầu xin điều gì đó cho mình. Theo thời gian, việc thờ Phật dần mang tính chất sai lệch, khiến con người ta càng chìm sâu vào sự vô minh.
Tại Việt Nam, hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên thể hiện lòng tri ân và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, cha mẹ mình. Việc thờ Phật thực chất cũng mang ý nghĩa tương tự thế nhưng còn lớn lao hơn. Bởi Đức Phật truyền dạy cho chúng ta những điều để giúp ta tìm về đúng bản tâm chân thật của mình, thứ mà có lẽ không một ai có thể đủ trí tuệ để hướng dẫn và cho ta con đường để tìm ra nó. Vì vậy, việc thờ Phật là để ta tỏ lòng tri ân đối với ân đức của Ngài. Và từ đó, ta học theo những lời dạy để phát triển năng lực tinh thần, có trí tuệ sáng suốt để đi tới bến bờ giác ngộ, giải thoát.
Tượng Phật nói chung được đánh giá là đẹp, chuẩn mức hay không cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu chỉ nhìn qua cảm quan, còn tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, "điểm chung" của những pho tượng đẹp phải thể hiện được 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trong áp dụng tạc tượng Phật. Nếu không quá am hiểu về vấn đề này, bạn có thể đánh giá qua những yếu tố đơn giản dưới đây.
Hình khối cân đối, tỉ lệ chuẩn
Hình khối tượng thường được đánh giá qua khuôn mặt so với tổng chiều dài cơ thể. Dựa vào yếu tố này, người nghệ nhân sẽ đo được tỷ lệ vai, cơ thể, hình dáng đứng, ngồi cân đối. Công đoạn này là vô cùng khó và chỉ có những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm được.
Diện mặt truyền thần
Diện mặt là yếu tố quyết định đến sự thành công của pho tượng Phật hay không. Pho tượng Phật đẹp toát lên vẻ mặt từ bi, hiền hậu của người, ánh mắt hiền hòa dõi theo chúng sanh, dạy họ dứt sạch phiền não, uế ô. Các chi tiết, góc cạnh được xử lí kĩ, mài nhẵn mịn.
Màu sắc đẹp, quy cách hoàn thiện chỉn chu
Pho tượng đẹp có màu sắc tự nhiên của chất liệu chế tác hoặc được quét màu, dát vàng, khảm theo yêu cầu. Mỗi đơn vị chế tác sẽ có công thức tạo màu riêng, cho ra đời thành phẩm có sắc độ khác nhau, mang nét đặc trưng của từng làng nghề.
Đặc biệt, pho tượng đẹp không chỉ được thể hiện qua diện mạo, hình khối mà còn được đánh giá qua kỹ thuật hoàn thiện bề mặt. Một pho tượng chất lượng cần được xử lí chỉnh chu, bề mặt nhẵn mịn, không nứt, rõ. Khi chế tác tượng cần sự tập trung và kỹ nghệ hoàn thiện tốt, chỉ cần một sai sót sẽ làm hỏng cả một tác phẩm.
Đúc tượng Phật bằng đồng đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình nhất định. Bởi vậy, để có được một bức tượng Phật bằng đồng đẹp, cần thực hiện đủ 7 bước sau đây:
Bước 1: Tạo mẫu tượng Phật
Tạo mẫu rất quan trọng trong quá trình đúc tượng đồng. Bởi lẽ, tạo mẫu chuẩn thì sản phẩm mới có độ chính xác nhất. Tượng Phật rất khó tạo mẫu bởi tượng Phật quan trọng rất nhiều ở hình khối, diện mạo. Tại Việt Nam, số nghệ nhân tạo mẫu tượng Phật chuẩn, đẹp mà vẫn có phong cách riêng rất hiếm.
Mẫu tượng Phật được tạo bằng đất sét, sau khi được duyệt mẫu sẽ tiến hành chuyển đổ tượng thạch cao. Bởi tượng thạch cao sẽ cứng cáp để làm khuôn.
Bước 2: Tạo khuôn đúc tượng
Bước này đòi hỏi người thợ phải có trình độ tay nghề cao, có óc sáng tạo, tính kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Khuôn được tạo thành 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt lót bên trong. Chất liệu chính để tạo khuôn đúc cho tượng đồng bao gồm chấu, đất và bột chịu nhiệt nung. Khuôn sẽ được nặn và nung ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó được mang đi phơi không trong vòng khoảng 10 – 20 ngày. Khuôn đúc tượng, đặc biệt là những khuôn được làm bằng đất sét sẽ được lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt và tiếp tục nung ở nhiệt độ 500 độ C.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu đồng đúc tượng
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất để làm đúc tượng chính là đồng. Đặc biệt phải là đồng thanh khiết; được chọn lọc một cách cẩn thận, kỹ càng, không chứa bất kỳ loại tạp chất nào.
Tuy nhiên, để tăng tính bền, đẹp cho tượng đẹp, người ta thường sử dụng thêm hợp kim như thiếc, kẽm, niken trong quá trình đúc tượng bằng đồng. Tỷ lệ pha chế giữa đồng thanh khiết và hợp kim sẽ được chia theo một tỷ lệ nhất định tùy vào trọng lượng cũng như kích thước của sản phẩm.
Chú thích: đồng thanh khiết được hiểu là loại đồng không pha chế các tạp chất, đồng thanh khiết tốt nhất hiện nay chính là đồng đỏ. Nhiều người nghĩ rằng đồng thanh khiết là đồng nguyên chất. Điều này không đúng bởi đồng nguyên chất về tính chất hóa học thì nó sẽ ở thể quặng đồng và rất khó nấu chảy, đông đặc nhanh rất khó để sử dụng đúc tượng đồng.
Bước 4: Nấu chảy đồng
Đồng thanh khiết sẽ được nấu thành dạng lỏng trong nhiệt độ 1200 độ C. Sau khi đồng hoàn toàn nóng chảy, thợ đúc sẽ bỏ hợp kim vào và tiếp tục nung ở nhiệt độ 1250 độ C để hợp kim và đồng lỏng đều với nhau. Thời gian để hoàn thành nung chảy đồng là khoảng 10h-12h đồng hồ.
Bước 5: Rót đồng vào khuôn
Đồng sau khi nung chảy đều với kim loại sẽ được lấy ra đổ vào khuôn. Khi đó, khuôn đúc phải đảm bảo được duy trì nung đỏ. Quá trình rót chất liệu nóng chảy vào khuôn phải được thực hiện bởi nghệ nhân giàu kinh nghiệm, đồng đổ nhẹ nhàng và đều tay.
Bước 6: Gỡ khuôn
Sau khi khuôn đúc nguội, thợ đúc tiến hành gỡ khuôn lấy ra sản phẩm. Sản phẩm tượng đồng sẽ được sửa sang, mài giũa, làm mịn để sản phẩm thêm phần hoàn thiện.
Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu
Công đoạn này được thực hiện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm có thể sẽ được chạm khảm hoa văn, họa tiết hay sơn màu để tạo sự thu hút cũng như tính thẩm mỹ.
Tham khảo một số Video cận cảnh quy trình đúc tượng Phật bằng đồng tại đơn vị:
Khi thờ tượng Phật hay ban thờ Phật, cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
+ Đầu tiên và quan trọng nhất đó là thờ tượng Phật phải thành tâm, nếu chỉ coi tượng như một món đồ trang trí và tùy ý bài trí thì những giá trị phong thủy của tượng sẽ không có
+ Không được sử dụng các mẫu tượng Phật có hình tượng khác lạ, không đúng chuẩn mực của tượng Phật.
+ Lựa chọn những pho tượng được đúc, tạc hoàn chỉnh, bề mặt xử lí tốt, không có lỗi hay nứt vỡ.
+ Khi thỉnh tượng về phòng thờ tư gia, trước hết Phật tử cần khai quang điểm nhãn cho tượng. Đây là nghi lễ bắt buộc và quan trọng bậc nhất của Phật giáo.
+ Nên đặt ban thờ tượng Bồ Tát ở khu vực có nhiều ánh sáng hướng vào
+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nơi không trang trọng như nhà bếp, nhà vệ sinh
+ Lễ vật dâng lên ban thờ Phật nên là đồ chay hoặc đơn giản chỉ là hoa tươi, nhang đèn. Đặc biệt, đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu thờ tại gia, trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật thấp hơn ban thờ gia tiên.
+ Đã thờ tượng Phật tại gia thì cần phải trang nghiêm, thường xuyên lau dọn vệ sinh.
+ Đặc biệt, khi thỉnh tượng về cần Khai quang điểm nhãn tượng trước khi thờ phụng
Khai quang điểm nhãn là nghi thức "thổi linh khí" vào bức tượng Phật. Khai quang chính là việc tu tập để được cái gương trí tuệ như ánh mặt trời soi rõ mọi thứ trong thế gian. Khi ngộ được những cái này thì sẽ nhận ra mọi thứ đúng sai trong đời đều là Không. Hiểu được điều đó chúng ta mới biết được cách khai quang mặt Phật đúng.
Theo quan niệm trong Phật Giáo, chư vị Bồ Tát có ngũ nhãn và được hiểu rằng:
- Nhục nhãn: chính là trong suốt, nhìn thấu được tất cả
- Thiên nhãn: Mắt của thiên cõi trời sắc giới, vô lượng, vô hạn
- Pháp nhãn: Mắt trí tuệ, quan sát cùng tột của các pháp
- Huệ nhãn: Mắt của các vị tu tập đắc đạo, thấy được chân tướng, cứu độ chúng sanh
- Phật nhãn: Mắt của chư Phật, thông suốt vạn pháp
Khai quang không phải là hình thức mê tín. Mà nghi lễ khai quang là lễ cúng dường Phật Bồ Tát, hay nó giống như một nghi lễ khai mạc cho một bậc vĩ nhân. Nghi lễ là dịp thuyết minh cho chúng sinh hiểu rõ hơn về Đức Phật, để đại chúng thấy được hình tượng thiện lành, khởi tâm niệm Phật muốn noi theo.
Việc khai quang điểm nhãn giúp đại chúng hiểu rằng: Mọi việc trên đời này đều có nhân quả, thờ Phật, Bồ Tát không phải để cầu xin ban lộc phước. Cuộc đời con người, nếu tạo thiện nghiệp sẽ được ban quả ngọt, còn gây ra ác nghiệp ắt hẳn gieo thêm quả báo.
Khai quang cũng chính là tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ soi sáng chốn nhân gian. Chính vì vậy, nghi lễ khai quang điểm nhãn chính là nhắc nhở đại chúng luôn hành trì Phật pháp, tịnh tâm để đạt đến quả vị Phật.
Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng đồng Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Đặc biệt, các pho tượng Phật, Bồ Tát đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999.
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
Nên chọn tượng Phật Dược Sư bằng đồng, gỗ hay đá? Ưu nhược điểm từng loại (06/02/2023)
Xem ngay các mẫu tượng Trần Hưng Đạo dát vàng đẹp nhất (22/07/2022)
Văn khấn Thành Hoàng Làng tại đình, đền, miếu (06/07/2022)
Cách bài trí ban thờ Phật - Hướng dẫn (07/04/2022)
Cung tiến tượng Phật cho chùa có ý nghĩa gì? (05/04/2022)
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? (31/03/2022)
Văn khấn lễ Đức Phật Thích Ca Đản Sanh (29/03/2022)
Bài văn khấn đi chùa đầu năm? Những lưu ý khi đi chùa mà bạn cần biết (15/03/2022)
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Phật và những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ Phật - Hướng dẫn (08/03/2022)
Cách lau dọn bàn thờ Phật? Tránh phạm phải những điều cấm kỵ tránh - Hướng dẫn. (07/03/2022)