Thỉnh tượng Phật về thờ tại gia cần lưu ý những gì? Không gian thờ cần đảm bảo những yếu tố như thế nào? Hay đâu là hướng dẫn bài trí tượng Phật Dược Sư đúng chuẩn nhất? Đây là những thắc mắc được khá nhiều quý Phật tử quan tâm bởi ngày nay, nhu cầu thỉnh tượng Phật về thờ tại gia được nhiều gia chủ lựa chọn để hằng ngày được chiêm bái, nguyện học theo những công đức, hạnh nguyện của mỗi vị Phật/Bồ Tát. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây của Đúc Tượng Phật để có câu trả lời xác đáng nhất.
Tượng Phật Dược Sư được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại tư gia
Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, khi tu hành Bồ Tát đại phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát. Sau này, Ngài trở thành Phật, danh hiệu là
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Phật Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian. Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Niệm danh hiệu Ngài, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc.
Phật Dược Sư có bổn nguyện cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ bệnh tật, nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài. Những ai có bệnh tật, phiền não, ai đang trong ranh giới sinh tử, sẽ cầu Ngài để tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Đó là lí do, nhiều người thỉnh tượng Phật Dược Sư về để thờ phụng.
Ắt hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều quý phật tử đặt ra. Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, chủ yếu thờ Phật, Thần Thánh, Gia Tiên. Tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền, địa phương để gia chủ có cách thờ cúng riêng.
Về mặt tâm linh, gia tiên là tổ tiên, những người đi trước, nằm trong gia phả dòng họ, chủ nhân của gia đỉnh. Thần linh là các vị thần cai quản vùng đất mình đang ở. Và thờ Phật là đấng tối cao nhất.
Việc lập bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên là điều phù hợp, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với bề trên. Tuy nhiên, cần nắm rõ những nguyên tắc nhất định và bàn thờ Phật thường được đặt ở vị trí cao nhất.
Nếu có điều kiện và không gian, gia chủ có thể lập bàn thờ Phật ở phòng riêng để đảm bảo sự tách biệt, thuận tiện trong quá trình thờ cúng, thể hiện sự tôn nghiêm tối đa đối với đấng cao nhất.
Trước khi thỉnh tượng Phật Dược Sư về thờ tại tư gia, gia chủ cần chuẩn bị một không gian thờ cúng trang nghiêm, thanh tịnh và sạch sẽ.
Nếu thờ tượng Phật Dược Sư tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Đức Phật ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt.
Bàn thờ Phật không cần sử dụng quá nhiều vật phẩm thờ, tuy nhiên cần đảm bảo những món đồ thờ cơ bản như: lư hương cắm nhang, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đôi đèn thờ, đôi chân nến... và không thể thiếu pho tượng Phật Dược Sư.
Hiện nay, tượng Phật Dược Sư được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, gỗ, gốm sứ, đá, nhựa composite... giúp người mua có nhiều chọn lựa, mang vẻ đẹp đặc trưng riêng. Bạn nên căn cứ vào các tiêu chí như: chất lượng, độ bền, sự thuận tiện khi lau dọn, có dễ vỡ hay không... để lựa chọn pho tượng phù hợp nhất.
Nên lựa chọn đồ thờ có kích thước vừa vặn, màu sắc nhã nhặn, tạo sự ăn nhập với không gian nội thất. Điều này vừa giúp phòng thờ thêm hài hòa, tôn nghiêm, vừa thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ.
Gia chủ nên lựa chọn đồ thờ có màu sắc hợp tuổi mệnh bởi mỗi người chúng ta từ khi sinh ra đến khi mất đều mang theo một bản mệnh tương ứng. Lựa chọn đồ thờ hợp tuổi mệnh đem lại may mắn, tài lộc, điều tốt đẹp cho gia chủ.
Thông thường, tượng Phật Dược Sư hiếm khi được thờ một mình độc tôn mà sẽ thờ cùng với các vị Phật, Bồ Tát khác. Trong đó, phổ biến nhất là thờ tượng Tam Thế Phật, thờ Dược Sư Tam Tôn là thờ Thất Phật Dược Sư. Ta có thể dự vào vị trí đặt tượng hoặc dựa vào các vị xung quanh để nhạn diện tượng Phật Dược Sư.
- Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai hoặc Phật ở tam phương)
"Hoành Tam Thế Phật" là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên. Trong đó gồm có tượng Thích Ca ở vị trí trung tâm, Phật Dược Sư phía Đông ở bên trái, phía Tây còn lại là Phật A Di Đà. Ý nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật.
Lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng, còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.
- Dược Sư Tam Tôn (Phật Dược Sư, Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, Bồ Tát Nguyệt Quang Biến chiếu)
Đông Phương Tam Thánh hay còn được gọi là Dược Sư Tam Tôn, là 3 vị Bồ Tát của thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông. Thường xuất hiện gồm có giáo chủ Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát.
Phật Dược Sư độ hóa chúng sanh hữu tình, nhất là chúng sanh bệnh tật đau khổ, để đạt được lợi ích an lạc. Tại thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông có rất nhiều vị Bồ Tát dưới sự lãnh đạo của Nguyệt Quang và Nhật Quang hai vị Bồ Tát. Hai vị Bồ Tát này sẽ theo thứ tự thay thế khi Phật Dược Sư nhập Niết Bàn. Với bộ tượng đồng, thường xung quanh sau lưng tượng sẽ có thêm một lòng ánh ánh hào quang.
- Thờ Thất Phật Dược Sư: Đơn giản chỉ cần nhìn vào 7 pho tượng gần như giống nhau, chỉ khác ở ấn thủ, được xếp theo bộ thì đó chính là Thất Phật Dược Sư.
1. Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Vô Úy ấn, tay trái kết Chánh Định ấn.
2. Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Nguyện ấn.
3. Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, thân màu hoàng kim, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.
4. Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, hai tay kết Đẳng Trì ấn.
5. Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, thân màu đỏ nhạt, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.
6. Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, thân màu đỏ, tay phải kết Thí Nguyện ấn, tay trái Kết Chánh Định ấn.
7. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tay phải kết Thí Nguyện ấn cầm quả A Lỗ Lạt, tay trái kết Chánh Định ấn.
Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị chế tác tượng đồng lớn nhất cả nước. Các mẫu tượng của chúng tôi được chế tác bởi người nghệ nhân giỏi làng nghề Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực, tỉ lệ cân đối và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu 3 phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về hướng dẫn bài trí tượng Phật Dược Sư đúng chuẩn. Nếu quý vị đang quan tâm đến dịch vụ đúc tượng Phật của chúng tôi, hãy gọi đến Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: Tổng hợp
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long
Nên chọn tượng Phật Dược Sư bằng đồng, gỗ hay đá? Ưu nhược điểm từng loại (06/02/2023)
Xem ngay các mẫu tượng Trần Hưng Đạo dát vàng đẹp nhất (22/07/2022)
Văn khấn Thành Hoàng Làng tại đình, đền, miếu (06/07/2022)
Cách bài trí ban thờ Phật - Hướng dẫn (07/04/2022)
Cung tiến tượng Phật cho chùa có ý nghĩa gì? (05/04/2022)
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? (31/03/2022)
Văn khấn lễ Đức Phật Thích Ca Đản Sanh (29/03/2022)
Bài văn khấn đi chùa đầu năm? Những lưu ý khi đi chùa mà bạn cần biết (15/03/2022)
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Phật và những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ Phật - Hướng dẫn (08/03/2022)
Cách lau dọn bàn thờ Phật? Tránh phạm phải những điều cấm kỵ tránh - Hướng dẫn. (07/03/2022)