Phật Hoàng Trần Nhân Tông được biết đến không chỉ bởi là vị Minh quân trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ông còn là vị tổ khai sinh ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Cho đến ngày nay, người dân vẫn luôn tôn sùng và thờ phục ông như vị Phật, người có công lao lớn cho dân tộc. Tượng của ông được thờ phụng tại các chùa, đền hay được thỉnh về thờ tại gia. Cách đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông chuẩn thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vĩ nhân có công lao lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, phát triển văn hóa tôn giáo
Đức Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (1258). Ngài là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Sử sách ghi lại rằng khi Ngài mới sinh ra đã có "dung mạo của bậc thánh nhân, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, sắc thái như vàng ròng", nên được vua cha đặt cho tên hiệu là Phật Kim.
Năm Giáp Tuất – 1274, Ngài được lập làm Hoàng Thái tử khi tròn 16 tuổi. Trong cùng năm đó, Ngài đã kết duyên cùng công chúa Quyên Thanh, là trưởng nữ của Hưng Đạo Đại Vương. Năm Mậu Dần – 1278, khi vừa tròn 20 tuổi, Hoàng Thái tử Khâm được Vua Trần Thánh Tông truyền ngôi xưng là Hoàng đế, hiệu là Hiếu Hoàng. Năm sau, 1279 Đức vua Trần Nhân Tông đổi niên hiệu là Thiệu Bảo. Kế tục sự nghiệp của các Tiên đế nhà Trần, Đức vua đã thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị.
Khi giặc Nguyên – Mông xâm chiếm Đại Việt vào năm 1282, Ngài chủ trì hội nghị Bình Than để lấy ý kiến của toàn quân, toàn dân Đại Việt đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Sau đó, Ngài đã trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông vào các năm 1285 và 1288. Tinh thần Hào khí Đông A mạnh mẽ, Ngài đã cảm hứng bằng hai câu thơ để cổ vũ quân, dân:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng. Sau khi nhường ngôi, năm 1294, Thượng hoàng Trần Nhân Tông vẫn đích thân lãnh đạo quân Đại Việt đi chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi và tiếp tục mối bang giao hòa hảo với đất nước “Triệu voi”. Sau khi quốc gia, xã tắc được bình yên, Ngài trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) xin xuất gia cầu đạo với Quốc sư Huệ Tuệ, khởi đầu cho sự nghiệp tu hành và sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Thần linh, người có công với đất nước từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Phật Hoàng Trần Nhân Tông có công lao lớn trong việc bảo vệ tổ quốc, phát triển văn hóa, văn học , loại trừ mê tín dị đoan và đưa Phật giáo lên đỉnh cao. Từ đó, người dân Việt Nam luôn biết ơn, tôn kính vị mà thành tâm dâng hương, cúng lễ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở nhiều đình chùa, bàn thờ gia tiên.
Xây dựng tượng Phật Hoàng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, luôn tri ân đến những bậc tiền nhân, các chiến sĩ, các vị anh hùng … đã góp công trong việc khai sơn lập địa cũng như việc giữ gìn giang sơn gấm vóc để chúng ta có được một cuộc sống bình yên, tươi đẹp như ngày hôm nay.
Trong cuộc đời huy hoàng của mình, vua Nhân Tông luôn được ca ngợi là vị vua Anh minh, nhân từ, là bậc hiền nhân hiếm có. Ý nghĩa tượng Phật Hoàng biểu thị cho lòng nhân ái, tình thương người để tạo nên sức mạnh đoàn kết. Từ đó, xây dựng lên tập thể vững mạnh, tự cường.
Thờ tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông giúp con người nhận ra những giá trị đích thực, chân lý của cuộc sống. Ngài có thể từ bỏ Ngai vàng, từ bỏ quyền lực để 1 lòng tu đạo. Khi đất nước, nhân dân cần Phật Hoàng sẵn sàng đứng lên chỉ huy để đánh đuổi quân thù. Ta có thể thấy rõ ở Trần Nhân Tông là lý tưởng của bậc trượng phu và lý tưởng Bồ Tát. Ngài dứt bỏ hồng trần nhưng vẫn vương vấn hồng trần.
Ý nghĩa tượng Phật Hoàng là sự thể hiện trí tuệ của con người vĩ nhân. Ngài không kêu gọi tín đồ rời bỏ cuộc sống trần tục mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn. Hình tượng của Người đã vượt lên khỏi tầm vóc của một vị vua anh minh, một nhà quân sự lỗi lạc để trở thành một nhà tư tưởng lớn vượt qua thời đại.
Trần Nhân Tông cũng là nhân vật tài hoa, bản lĩnh ngoại giao, liên bang tốt. Vua Nhân Tông đã dùng trí tuệ và sự nhân từ kết hợp với tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt để tập hợp mọi người vào sự nghiệp chung xây dựng nước Đại Việt . Kết nối tình người với các dân tộc trên thế giới nhằm xóa bỏ khoảng cách địa lý, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.
Khi thỉnh tượng Phật Hoàng về thờ tại gia, gia chủ cần xác định vị trí cũng như hướng đặt tượng chuẩn chỉnh.
– Bạn cần lưu ý đặt tượng Phật Hoàng quay mặt về hướng chính diện, không đặt tượng hướng quay về khu nhà bếp, nhà vệ sinh để tránh phạm đại kị.
– Luôn đặt tượng Phật ở nơi cao ráo, sạch sẽ, cao hơn hoặc ngang bằng tầm nhìn của gia chủ. Tượng Phật Hoàngluôn hướng tầm mắt ra cửa chính. Như vậy, sẽ mang đến sự bình an, may mắn cho các thành viên trong gia đình. Gia đình luôn hòa thuận, sum vầy là những gì bạn sẽ nhận được khi đặt tượng Ngài ở vị trí này.
– Không được đặt tượng Phật Hoàng ở vị trí quá thấp, đối diện với phòng tắm, như vậy là bất kính.
– Phòng ngủ là nơi sinh hoạt riêng tư của các thành viên trong gia đình. Vì thế, đặt tượng Phật Hoàng ở đây là điều cấm kỵ.
– Phật Hoàng là biểu tượng của sự nhân từ, phổ độ chúng sinh, nên bạn không được đặt trên bàn thờ Thần Tài.
– Những vị trí dưới chân cầu thang, chân gác… là nơi mọi người thường xuyên đi lại phía trên. Vì thế, bạn cần tránh đặt tượng Phật tại những vị trí này.
– Nhiều người thỉnh tượng Ngài về với mục đích trưng bày, tôn vinh công lao của vị danh nhân dân tộc. Có thể đặt tượng tại phòng làm việc, phòng khách. Tuy nhiên phải lựa chọn các nơi có bệ cao hay tủ cao, trang trọng.
Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi của Đúc Đồng Bảo Long sẽ giúp quý Phật tử hiểu hơn về cách đặt tượng Phật Hoàng chuẩn nhất. Nếu quý vị đang có nhu cầu mua, thỉnh tượng Phật, hãy tham khảo các sản phẩm của chúng tôi. Đúc Đồng Bảo Long nhận chế tác tượng Phật theo kích thước yêu cầu. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được hỗ trợ.
Nên chọn tượng Phật Dược Sư bằng đồng, gỗ hay đá? Ưu nhược điểm từng loại (06/02/2023)
Xem ngay các mẫu tượng Trần Hưng Đạo dát vàng đẹp nhất (22/07/2022)
Văn khấn Thành Hoàng Làng tại đình, đền, miếu (06/07/2022)
Cách bài trí ban thờ Phật - Hướng dẫn (07/04/2022)
Cung tiến tượng Phật cho chùa có ý nghĩa gì? (05/04/2022)
Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? (31/03/2022)
Văn khấn lễ Đức Phật Thích Ca Đản Sanh (29/03/2022)
Bài văn khấn đi chùa đầu năm? Những lưu ý khi đi chùa mà bạn cần biết (15/03/2022)
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Phật và những điều cần lưu ý khi thực hiện lễ Phật - Hướng dẫn (08/03/2022)
Cách lau dọn bàn thờ Phật? Tránh phạm phải những điều cấm kỵ tránh - Hướng dẫn. (07/03/2022)