Chúng ta thường nghe rất nhiều về Phật Bà Quan Âm Bồ Tát, về những hạnh nguyện của người. Trong phật giáo đại thừa, Phật Bà Quan Âm có đến 33 hiện thân khác nhau hay 33 loại Ứng hiện thân ở Ta-bà. Trong đó, có một cái tên mà các quý phật tử thường nghe thấy đó là Phật Quan Âm Nam Hải. Vậy người là ai? Đặc điểm hình tướng của người như thế nào? Ý nghĩa tượng Phật Quan Âm Nam Hải là gì? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
Phật Quan Âm Nam Hải là một trong những hiện thân của Quan Âm Bồ Tát
Theo huyền sử Tàu thì Diệu Thiện là con gái thứ ba của vua Diệu Trang, một tiểu quốc cận biên Ấn Độ; không vâng lời vua theo gương hai người chị là Diệu Âm và Diệu Thanh lập gia thất mà muốn xuất gia quy Phật; sau nhiều lần cản ngăn và trừng phạt không thành, vua thuận cho Diệu Thiện vào chùa, nhưng mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản chí mà quay về.
Ni trưởng chùa Bạch Tước báo cáo về triều là công chúa Diệu Thiện vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chú tu hành, nổi giận, vua sai đốt chùa, bắt công chúa về lại triều rồi xử trảm. Nhiều hình phạt đều bất thành vì được Ngọc Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cỏng nàng chạy để bảo vệ nàng.
Trong lúc hồn liền khỏi xác, được Diêm vương đưa nàng đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực của Diệu Thiện mà các tội nhân được siêu thoát; Diêm vương được lệnh nghinh tiển hồn Diệu Thiện trở lại dương thế.
Tỉnh lại, Diệu Thiện hoang mang không biết đi về đâu, thì được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải tiếp tục tu luyện. Sau 9 năm, Ngài đắc đạo, từ đó được hồng danh là Quan Âm Nam Hải.
Như vậy Nam Hải là biển phía Nam của Tàu, là phía Đông hoặc Đông Bắc của Việt Nam. Quan Âm Nam Hải như thế, đối với người Việt cũng có thể gọi là Quan Âm Đông Hải.
“…Thần thông ngàn mắt ngàn tay
Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
Này trong bể nước Nam ta
Phổ môn có đức Phật Bà Quan Âm”
Hạnh nguyện của Quan Âm Nam Hải là cứu vớt những người thường xuyên dong duổi trên biển lớn, đi làm xa được bình an. Cứu độ những cảnh người lầm than, giác ngộ những tâm hồn tội nghiệt.
Vì lí do đó, người Ấn Độ xưa, đặc biệt là thương nhân đi biểm thường thờ Ngài trong các thương thyền. Hay những nạn nhân tù tội, những nạn nhân biển cả, các nạn nhân trên bờ, hay dưới nước đều thành tâm khẩn cầu và tôn kính thờ phụng Ngài.
Tại hầu hết các Quốc gia Châu Á, Quan Âm Nam Hải thường được thờ phụng trong chùa hoặc ngoài sân.Hiếm có một ngôi chùa người Việt nào mà không có bóng dáng đức Quan Âm Bồ Tát với bạch y, tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn diện nhân ái và tấm lòng thanh thoát.
Có như vậy, Ngài sẽ chiếu dõi khắp thế gian, bảo vệ bình an và cứu độ chúng sinh. Nhưng người đi lầm đường lạc lối, Ngài sẽ chỉ dẫn lối đi đúng đắn, giác ngộ hướng họ về con đường hướng thiện. Những người làm nhiều lỗi lầm, thờ phụng Ngài để giải trừ bớt nghiệp chướng.
Quán Âm Nam Hải hay Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu thị cho tinh thần Đại Bi, từ bi hỷ xả. Giống như tinh thần của đạo Phật nói chung là Giác Tha.
>> Xem thêm: Ý nghĩa tượng Quan Âm Tọa Sơn
Phật Bà Nam Hải – Quan Âm Phật Đài tọa lạc tại khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, cách thành phố Bạc Liêu 8 km (hướng ra biển Đông) là điểm du lịch tâm linh mang màu sắc văn hóa Phật giáo, không chỉ người dân bản xứ mà du khách các nơi cũng tìm về tham quan, chiêm bái.
Ban đầu, Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu là một căn nhà lá đơn sơ thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nó nằm ở một khu đất nhỏ ven biển, với xung quanh là bùn lầy và những rừng cây mắm, đước. Tương truyền ngôi chùa này lập nên để cầu an cho những người đi biển. Mong Phật bà phù hộ người dân đánh bắt xa bờ về nhà an toàn.
Đến năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đến đây, nhận ra sự linh thiêng thần thành nơi này nên đã cho xây dựng thành ngôi chùa khang trang hơn. Hòa thượng đã cho xây một Quan Thế Âm Bộ Tát cao 11m (Chưa tính phần bệ tượng) với tầm nhìn ra biển. Tượng xây trong 2 năm, đến năm 1975 thì hoàn thành.
Lúc mới xây dựng, tượng đài Phật Bà Nam Hải được đặt sát mé biển; mỗi lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của thiên nhiên; vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần cây số.
Tượng Quan Âm với nét mềm mại, thánh thiện, phúc hậu tạo cho du khách cảm giác ấm áp, bình yên khi được chiêm ngưỡng. Đứng trước tượng Phật Bà thắp hương thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình, người thân, du khách sẽ thấy tâm hồn mình an nhiên, thanh thản, mọi lo âu buồn phiền như tan biến.
Vào ngày 22,23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm; nơi đây thường có cho tổ chức lễ hội Quan Âm Nam Hải. Đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu; và với những giá trị văn hóa độc đáo, sức hấp dẫn từ các hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch Bạc Liêu.
Lễ hội thu hút rất đông Phật tự, du khách, tăng ni và người dân khắp nơi hành hương đến cửa biển Bạc Liêu hòa mình vào không gian lễ hội và tâm linh thiêng liêng rất đặc biệt như: thuyết pháp, nghi thức dâng hoa, hoa đăng cúng Phật, rước lễ Quán Âm, múa lân sư rồng, văn nghệ, khai chung bảng, thượng phan, chiêu u…
Lễ hội Quán Âm Nam Hải là một lễ hội mang bản sắc tôn giáo dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc văn hóa địa phương Nam bộ, được đúc kết tồn tại và phát triển lâu đời trên vùng đất này là một lễ hội văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dân gian đáp ứng nhu cầu văn hóa xã hội, đời sống tinh thần của người dân.
>> Xem thêm: Ý nghĩa tượng Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn
Đầu tiên, gia chủ cần lựa chọn một pho tượng Quan Âm Nam Hải hoặc tranh ảnh Phật có kích thước phù hợp với không gian thờ. Có thể chọn lựa chất liệu tùy ý, tuy nhiên, phải mua tượng/tranh có mẫu mã đẹp, độ bền cao, chất lượng hoàn thiện tốt. Bởi tượng Phật nhanh hỏng là điều tối kỵ. Điển hình, bạn có thể tham khảo các mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng.
Thờ Phật Bà Quan Âm Nam Hải để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối, chở che, mang lại bình an cho gia đạo. Trên ban thờ, gia chủ nên chuẩn bị:
+ Bát hương: Vật phẩm đặt ở trung tâm, chính giẵ ban thờ (có thể sử dụng 1 hoặc 3 bát hương tùy theo phong tục của từng vùng miền địa phương). Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
+ Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên Bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
+ Bình hoa: Nên dùng các loại hoa trang nhã, có hương thơm như hoa sen, hoa huệ, hoặc hoa cúc vàng, cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật.
+ Mâm bồng: Đĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác. Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, đồ mới. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật.
+ Ngai chén: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh Đĩa trái cây.
Ngoài ra, gia chủ có thể sắm thêm một số vật phẩm thờ khác như: đèn thờ, lư hương - đỉnh thờ, bộ đài thờ, chóe thờ, chân nến.... để tăng sự sung túc, đầy đủ cho ban thờ.
Ngày nay, tượng Phật không chỉ được thờ nhiều tại chùa, cơ sở Phật giáo mà còn được quý Phật tử thỉnh về thờ tại tư gia với mong muốn ngày ngày được chiêm bái, tụng niệm, nghe theo những triết lý của đấng tối cao.
Trong đó, việc bố trí không gian thờ Phật/Bồ Tát cần đảm bảo một số nguyên tắc nhất định như:
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật Bà Quan Âm được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý Phật tử hiểu hơn về ý nghĩa tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải chuẩn nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)