Chùa Hương, Việt Nam nổi tiếng có động Hương Tích, nếu ai đã từng viếng thăm hay hành hương tại đây hẳn đã từng thấy qua ban thờ Phật Bà Quan Âm. Quan Âm Tọa Sơn bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết dân gian Việt Nam về công công chúa Diệu Thiện. Ngài được cho là 1 trong các phép tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhân gian. Vậy, ý nghĩa thờ Quan Âm Tọa Sơn là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Trong truyện dân gian Việt Nam, có chuyện thơ Nam Hải Quan Âm được lưu truyền trong dân gian qua nhiều đời, kể về một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Độ nhưng lại sang tu ở núi Hương Tích của Việt Nam. Truyện mở đầu bằng những câu thơ:
“ Chân như Đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được bản thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài
Thần thông nghìn mắt nghìn tay
Cũng trong một điểm linh đài mà ra
Rằng trong bể nước Nam ta
Chùa Hương có đức Phật Bà Quan Âm”.
Truyền vào đời vua Diệu Trang Vương ở nước Hùng Lâm, vua không có con để kế vị ngai vàng, bèn đến một ngôi chùa làm lễ cầu tự. Lòng thành của nhà vua khiến Thiên Đế cảm động cho ba linh hồn đầu thai làm con gái của Diệu Trang Vương. Hoàng hậu nước Hùng Lâm mang thai sinh được ba người con gái đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện. Thời gian qua đi, các công chúa dần lớn khôn. Vì không có con trai nối ngôi nên nhà vua gả chồng cho các công chúa hy vọng sẽ được rể tốt để nhường ngôi báu. Hai người rể đầu là những kẻ tham lam nên không có xứng đáng để nhà vua nhường ngôi. Vua mong muốn công chúa thứ ba lấy được chồng có tài, có đức để nối ngôi, gìn giữ cơ nghiệp.
Nhưng công chúa Diệu Thiện mặc dù vô cùng xinh đẹp, thông minh nhưng lại một mực cự tuyệt không muốn xuất giá mà muốn xuất gia đi tu. Công chúa tìm đến chùa Bạch Tước ở gần hoàng cung để tu hành. Vua biết chuyện, bèn đuổi hết các sư ra khỏi chùa, rồi cho phóng hỏa đốt chùa Bạch Tước. Không muốn chùa bị cháy, công chúa cắt tay chảy máu và vùng lên trời. Ngọc Hoàng thương cảm, liền biến những giọt máu đỏ thành mưa dập tắt lửa.
Việc làm của nàng khiến cho nhà vua càng tức giận, sai quan quân đưa ra pháp trường xử chém. Ngọc Hoàng sai thần núi Hương Tích hóa thành mãnh hổ biến thành trận cuồng phong tối tăm, rồi lao ra cảnh ngàn công chúa chạy lên mây vượt ngàn dặm. Công chúa ngất đi, khi tỉnh dậy thấy một mình ở giữa chốn rừng xanh. Đang lúc ngơ ngác thì thấy một chàng trai tuấn tú đi đến chào hỏi tỏ tình. Công chúa cương quyết từ chối. Người nam nhi đó chính là Đức Phật Tổ Thích Ca Như Lai linh hiện để thử lòng dạ Công chúa. Thấy sự kiên định của Diệu Thiện, Phật đưa cho công chúa một quả đào ăn đường và chỉ cho đường vào động Hương Tích tu hành.
Công chúa Diệu Thiện tu hành khổ hạnh ở động Hương Tích, nước Đại Việt sau 9 năm thì đắc đạo, được chư Phật ấn chứng là Bồ Tát Quán Thế Âm, còn gọi là Bà Chúa Ba. Nghe tin cha mẹ và các chị em bị yêu quái hãm hại. Bà Chúa Ba vội trở về chữa bệnh cho cha. Bà đã tự chặt tay, khoét mắt cứu được nước Hưng Lâm. Sau khi cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương, Ngài phổ độ cho cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, bỏ lòng tham quyền lực, tâm hoàn lương thiện.
Vua cha khỏi bệnh, bà quay lại động Hương Tích để tu hành. Đất nước Hưng Lâm trở lại thái bình, nhà vua đã dò hỏi và dẫn cả gia đình tới động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó mới nhận ra người chữa bệnh cho mình chính là công chúa thứ ba. Cả nhà khi thấy Bà Chúa Ba bị mất cả tai mắt thì rất đau lòng. Nhà vua thức tỉnh và mong được xuất gia tu hành để chuộc lại lỗi lầm. Thấy tấm lòng thành của cả gia đình, Ngọc Hoàng hóa phép cho bà được trở lại lành lặn như xưa. Bà Chúa Bà được Ngọc Hoàng sắc phong là: đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, Nam Mô Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát, giao làm chủ đạo tràng Hương Tích Sơn. Đến nay, dân gian còn lưu truyền câu thơ:
“ Rằng trong bể nước Nam ta
Chùa Hương có đức Phật Bà Quan Âm ”
Động Hương Tích là nơi trác tích tu hành của Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện, cũng là nơi tu hành quan trọng trong lòng người dân Việt Nam. Người ta tin rằng, nơi đâu chúng sinh mắc nạn, Bồ Tát Quán Thế Âm Diệu Thiện cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ.
=>> Xem thêm: Ý nghĩa tượng Quán Âm Tự Tại
Theo các truyền thuyết kể lại, Quán Âm Tọa Sơn là một trong 33 thị hiện của Bồ Tát Quán Thế âm. Tượng Phật Bà có dáng người thon thả, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn, đây là những nét đặc đặc trưng của người phụ nữ Việt. Phật Bà đầu đội mũ Tì Lư, nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng cũng có hai món tóc buông xuống tà áo mềm mại. Chỗ ngồi là một tảng đá xù xì, lại cũng giống như một gốc cổ thụ. Chân trái để trần, đặt lên bông sen nở, chân phải co lên, hai chân co duỗi thật là thoải mái. Tay trái cầm một viên minh châu. Bên cạnh bông hoa sen dưới chân, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động, bên cạnh tay trái có 1 lỗ mộng vuông độc đáo và hiếm thấy ở các pho tượng Quan âm Tọa sơn thường thấy.
Đi cùng pho tượng là cặp chân đèn đá với hình tượng “Trúc hóa Long”, thể hiện sự đăng đối nhưng không lặp lại. Hai chân đèn “Trúc hóa Long” được nghệ nhân xưa tinh tế thể hiện sự tiến hóa của cây Trúc, phía dưới nhìn rõ hình ảnh của đầu Rồng, phần đuôi vuốt ngược lên trên vị trí đặt nến (hoặc đèn dầu lạc) là phần rễ xòe ra tạo thành hình ảnh đầu rồng cách điệu với chồi búp măng non.
Ngày nay, các mẫu tượng Quan Âm Tọa Sơn thường được mô phỏng dựa theo pho tượng cổ tại chùa Hương. Tuy rằng không thể giữ hoàn toàn thần thái nhưng một số đặc điểm vẫn được thuân theo.
=>> Xem thêm: Ý nghĩa tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay
Câu chuyện công chúa Diệu Thiện có tấm lòng từ bi, từ bỏ lầu son để tìm đường tu hành có sự tương tự với Đức Phật Thích Ca. Đức Phật Bà mang tấm lòng thánh thiện, cảm mến. Dù cho gặp muôn vàn cản trở, khó khăn nhưng Ngài vẫn quyết chí tu hành. Điều này dạy chúng ta rằng, trong cuộc sống, ắt sẽ gặp phải nhiều chông gai, thử thách cùng cám dỗ, nhưng đừng vội từ bỏ, ta cần ý chí kiên cường để đi theo con đường đúng đắn.
Phật Bà cũng không ngại xả thân, cắt tay, móc mắt để cứu cha mẹ, người dân vượt qua hiểm họa. Việc này đề cao tình thương người, lòng nhân hậu, từ bi. Dù Ngài ở tận nơi xa xôi động Hương Tích, nhưng Ngài luôn quán sát, dõi theo khắp chúng sinh. Ai có đau khổ, ai oán thán Ngài đều đưa tay tương trợ.
Chúng ta thờ phụng Quan Âm Tọa Sơn là noi theo con đường Ngài chỉ dẫn, không lầm đường lạc lối, không tham vọng xa hoa mà mất đi bản Tâm của mình.
Trên đây là những kiến thứ về Quan Âm Tọa Sơn do Đúc Đồng Bảo Long sưu tầm và biên soạn. Hi vọng, nhưng kiến thức này sẽ hữu ích trong quá trình tìm hiểu của quý khách. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Phật, thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm về thờ, liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268 với chúng tôi.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Nguồn: Sưu tầm
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)