Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Giáo chủ, người cai quản cõi Ta Bà, truyền thừa chánh pháp tới chúng sanh. Ngày nay, chúng ta có thể gặp các tượng Đức Phật được thờ phụng nhiều nơi. Vì sao nhiều người thờ phụng Đức Phật? Ý nghĩa các Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để nắm thêm thông tin nhé.

ý nghĩa các Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca

Ý nghĩa các Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là gì?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Phật Thích Ca khi còn tại thế có tên tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Ông là một triết gia, người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.

Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở Kapilavastu. Sau đó, ông đã từ bỏ đời sống phú quý để đi tìm con đường tu đạo. Sau 6 năm cầu đạo,Tất-đạt-đa đạt được giác ngộ và dành 45 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông Ấn Độ.

Tất-đạt-đa được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Sau này, ông đắc đạo thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cai quản khắp thập phương. Phật Thích Ca được ghi chép hầu hết trong các bộ kinh Phật. Từ Cuộc đời tới các bài truyền giảng, câu nói của Ngài đều được ghi chép lại và trở thành những chân lý cho đời sau noi theo. 

Theo các ghi chép lại, Đức Phật vốn là Vương tử của một tiểu Vương Quốc

Phật giáo ngày nay phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Châu Á. Mặc dù vậy, ước tính số người chính thức theo đạo Phật (đã làm lễ Quy y Tam Bảo) vào khoảng 350 triệu đến 700 triệu người, chưa kể những người chưa làm lễ Quy y.

Tới nay, Đức Phật đã nhập niết bàn hơn 2.500 năm, nhưng các bài kinh Phật còn được chư tăng gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Tam Tạng Pháp Bảo gồm những lời dạy của Đức Phật vẫn còn đó, hiện được các chư tăng, tín đồ lưu giữ và truyền tụng ở khắp năm châu, bất kỳ ai mong muốn theo Đạo hoặc nghiên cứu giáo lý đạo Phật đều có thể dễ dàng tìm đọc.

=>> Có thể bạn quan tâm: 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Đức Phật

Vì sao con người thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Thờ tượng Phật Thích Ca trong nhà với ý nghĩa luôn giữ đúng tâm Phật, không làm việc sai lầm. Dù trong cuộc sống nhiều cám dỗ thì con người luôn giữ được phần "người", không bị tha hóa.

Đôi mắt Đức Phật Thích Ca luôn đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Trong Phật giáo, Tâm là thứ tạo ra mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhân sinh. Ngài quán sát chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh luôn giữ lấy Tâm đạo. Ngài dạy ta rằng, con người ai cũng có Nhân Quả, gieo thế nào ắt gặp quả ấy.  Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Ngài không ban cho con người cuộc sống sung sướng, an nhàn, mà chỉ đưa ra con đường cho ta theo.

Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Ngài nghe được tiếng gọi đau khổ, lầm than dưới chúng sinh mà đến để cho họ sự che chở, chỉ lối họ để thoát ra khỏi cõi u minh đó.

ý nghĩa các Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca

Thờ Phật là không phải để cầu an lạc, thờ Phật để Ngài chỉ cho ta con đường

Ý nghĩa các Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Từ “danh hiệu” còn có nghĩa là tên gọi nêu lên phẩm chất cao đẹp dành cho một đối tượng nào đó mà nhân dân quý trọng. Trong câu “Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, chữ “bản” nghĩa là “gốc”, “sư” là “thầy”, “Bản sư” chính là “Bậc Thầy gốc”. Đức Phật Thích Ca là bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Sa bà. Chữ “Thích Ca Mâu Ni” là tiếng Ấn Độ, khi dịch nghĩa sang tiếng Hán, có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc.

1. Năng nhân

"Năng” là năng lực, sức mạnh, “Nhân” ở đây là nhân đức, nhân từ. “Năng nhân” có nghĩa là “sức mạnh của lòng từ bi”. Sức mạnh này đã trở thành một năng lực vĩ đại để Đức Phật có thể cứu khổ cho chúng sinh một cách vô ngã. Đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tình thương mà Ngài dành cho chúng sinh luôn bình đẳng, và trở thành sức mạnh có thể chuyển hóa được khổ đau cho chúng sinh, giúp chúng sinh đạt được giác ngộ.

Mỗi Danh hiệu của Đức Phật lại có ý nghĩa khác nhau

2. Tịnh mặc

“Tịch mặc” có thể hiểu là “trí tuệ”. “Tịch” là có trí tuệ thấu đáo ngoại cảnh,“Mặc” là có trí tuệ để đối diện chính nội tâm mình. Trong cuộc sống, những thành bại, thịnh suy, vinh nhục đều không làm dao động được Đức Phật. Bằng chứng là Ngài đã tu khổ hạnh 6 năm trong núi tuyết. Trong 6 năm ấy, Ngài đã đối diện với đói, rét, với lời chê bai, chọc tức. Tới mức độ chim đến làm tổ trong tai Ngài vẫn ngồi bất động.

Khi Ngài chứng được thần thông, Ngài còn nghe thấy tiếng chim cãi nhau trong tai nhưng Ngài vẫn không bất động. Còn chúng ta thì luôn làm nô lệ cho ngoại cảnh, nô lệ cho cái thân này. Chúng ta ham ăn, ham ngủ, ham thụ hưởng tức là chúng ta đang làm nô lệ cho cái thân và ngoại cảnh. Trong đêm thành Đạo của Đức Phật, khi đó có đủ các loại ma: ma sân, ma tham, ma danh vọng, ma ái… xuất hiện. Gọi là ma không phải là ma bên ngoài mà chính là trạng thái tâm của người trước khi thành đạo. Nhưng Đức Phật không để các trạng thái tâm như Thập sử chi phối.

Lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban trải, cứu độ khắp muôn loài, trí tuệ của Ngài rực sáng để bình lặng trước cuộc đời. Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ. Cả cuộc đời của Ngài là tấm gương sáng cho các đệ tử Phật môn noi theo.

=>> Có thể bạn quan tâm: Sơ lược nghệ thuật tạo tác tượng Phật tại Việt Nam

Những lưu ý khi thỉnh tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về thờ

Khi thờ tượng Phật hay ban thờ Phật, cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

+ Đầu tiên và quan trọng nhất đó là thờ tượng Phật phải thành tâm, nếu chỉ coi tượng như một món đồ trang trí và tùy ý bài trí thì những giá trị phong thủy của tượng sẽ không có

+ Không được sử dụng các mẫu tượng Phật có hình tượng khác lạ, không đúng chuẩn mực của tượng Phật.

+ Lựa chọn những pho tượng được đúc, tạc hoàn chỉnh, bề mặt xử lí tốt, không có lỗi hay nứt vỡ.

+ Khi thỉnh tượng về phòng thờ tư gia, trước hết Phật tử cần khai quang điểm nhãn cho tượng. Đây là nghi lễ bắt buộc và quan trọng bậc nhất của Phật giáo. 

+ Nên đặt ban thờ tượng Bồ Tát ở khu vực có nhiều ánh sáng hướng vào

+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nơi không trang trọng như nhà bếp, nhà vệ sinh

+ Lễ vật dâng lên ban thờ Phật nên là đồ chay hoặc đơn giản chỉ là hoa tươi, nhang đèn. Đặc biệt, đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.

ý nghĩa các Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca

Khi thỉnh tượng Phật về thờ, gia chủ cần có sự thành tâm

+ Nếu thờ tại gia, trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật. 

+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật thấp hơn ban thờ gia tiên.

+ Đã thờ tượng Phật tại gia thì cần phải trang nghiêm, thường xuyên lau dọn vệ sinh.

+ Đặc biệt, khi thỉnh tượng về cần Khai quang điểm nhãn tượng trước khi thờ phụng

Bảo Long chuyên chế tác tượng Phật bằng đồng

Trên đây là các tư liệu về ý nghĩa Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca. Hy vọng, qua bài viết trên quý khách có thể hiểu biết thêm về Đức Phật.

Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng đồng Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Đặc biệt, các pho tượng Phật, Bồ Tát đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng. 

Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999. Nhận đặt đúc tượng Phật theo yêu cầu, liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268. 

Nguồn: Sưu tầm

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long


Quý khách tham khảo thêm:

- Xem ngay 500+ tượng Phật bằng đồng đẹp nhất

- Xem ngay 200+ tượng Bồ Tát đa dạng kiểu dáng