Đúc tượng Phật bằng đồng là việc làm ý nghĩa, kết thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Phật Giáo Việt Nam. Để tạo nên một pho tượng đẹp trải qua rất nhiều công đoạn chế tác như đắp mẫu, tạo khuôn, nấu, rót đồng, sửa nguội và hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình rót đồng được nhiều chùa lựa chọn thực hiện ngay tại chùa - Nơi đặt tượng Phật. Tại sao lại có nghi lễ này? Cùng tìm hiểu văn hóa rót đồng đúc tượng Phật tại chùa qua bài viết dưới đây.
Cùng tìm hiểu văn hóa rót đồng khi đúc tượng Phật tại chùa
Tại Việt Nam, tượng Phật bằng đồng được sử dụng nhiều tại các không gian thờ cúng tâm linh như đình, chùa, miếu đền, cơ sở Phật giáo hay được Phật tử thờ tại gia.
Tượng Phật bằng đồng ra đời giải quyết bài toán nan giải về "độ bền" sản phẩm. Với sự phát triển của nghệ thuật đúc đồng, các mẫu tượng đồng ngày càng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và được tôn tạo vô cùng sắc nét, tinh xảo.
Các sản phẩm đúc tượng đồng là một sản phẩm của một tập thể. Sự kết hợp của nhiều nghệ nhân, thợ giỏi ở từng khâu sản xuất sẽ cho ra sản phẩm độc đáo.
Tại các làng nghề đúc đồng truyền thống như: Ngũ Xá - Hà Nội, Đồng Xâm - Thái Bình, Đại Bái - Bắc Ninh, làng Phước Kiều - Huế, làng đúc tượng ở Quảng Nam, Ý Yên - Nam Định... Mỗi làng nghề đều có bí quyết chế tác riêng, cho ra đời những sản phẩm có chất lượng khác nhau.
Đúc tượng Phật bằng đồng thể hiện bản sắc văn hóa Việt
Đúc tượng Phật bằng đồng đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình nhất định. Bởi vậy, để có được một bức tượng Phật bằng đồng đẹp, cần thực hiện đủ 7 bước sau đây:
Bước 1: Tạo mẫu tượng Phật
Tạo mẫu rất quan trọng trong quá trình đúc tượng đồng. Bởi lẽ, tạo mẫu chuẩn thì sản phẩm mới có độ chính xác nhất. Tượng Phật rất khó tạo mẫu bởi tượng Phật quan trọng rất nhiều ở hình khối, diện mạo. Tại Việt Nam, số nghệ nhân tạo mẫu tượng Phật chuẩn, đẹp mà vẫn có phong cách riêng rất hiếm.
Mẫu tượng Phật được tạo bằng đất sét, sau khi được duyệt mẫu sẽ tiến hành chuyển đổ tượng thạch cao. Bởi tượng thạch cao sẽ cứng cáp để làm khuôn.
Bước 2: Tạo khuôn đúc tượng
Bước này đòi hỏi người thợ phải có trình độ tay nghề cao, có óc sáng tạo, tính kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Khuôn được tạo thành 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt lót bên trong. Chất liệu chính để tạo khuôn đúc cho tượng đồng bao gồm chấu, đất và bột chịu nhiệt nung. Khuôn sẽ được nặn và nung ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó được mang đi phơi không trong vòng khoảng 10 – 20 ngày. Khuôn đúc tượng, đặc biệt là những khuôn được làm bằng đất sét sẽ được lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt và tiếp tục nung ở nhiệt độ 500 độ C.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu đồng đúc tượng
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất để làm đúc tượng chính là đồng. Đặc biệt phải là đồng thanh khiết; được chọn lọc một cách cẩn thận, kỹ càng, không chứa bất kỳ loại tạp chất nào.
Tuy nhiên, để tăng tính bền, đẹp cho tượng đẹp, người ta thường sử dụng thêm hợp kim như thiếc, kẽm, niken trong quá trình đúc tượng bằng đồng. Tỷ lệ pha chế giữa đồng thanh khiết và hợp kim sẽ được chia theo một tỷ lệ nhất định tùy vào trọng lượng cũng như kích thước của sản phẩm.
Chú thích: Đồng thanh khiết được hiểu là loại đồng không pha chế các tạp chất, đồng thanh khiết tốt nhất hiện nay chính là đồng đỏ. Nhiều người nghĩ rằng đồng thanh khiết là đồng nguyên chất. Điều này không đúng bởi đồng nguyên chất về tính chất hóa học thì nó sẽ ở thể quặng đồng và rất khó nấu chảy, đông đặc nhanh rất khó để sử dụng đúc tượng đồng.
Bước 4: Nấu chảy đồng
Đồng thanh khiết sẽ được nấu thành dạng lỏng trong nhiệt độ 1200 độ C. Sau khi đồng hoàn toàn nóng chảy, thợ đúc sẽ bỏ hợp kim vào và tiếp tục nung ở nhiệt độ 1250 độ C để hợp kim và đồng lỏng đều với nhau. Thời gian để hoàn thành nung chảy đồng là khoảng 10h-12h đồng hồ.
Bước 5: Rót đồng vào khuôn
Đồng sau khi nung chảy đều với kim loại sẽ được lấy ra đổ vào khuôn. Khi đó, khuôn đúc phải đảm bảo được duy trì nung đỏ. Quá trình rót chất liệu nóng chảy vào khuôn phải được thực hiện bởi nghệ nhân giàu kinh nghiệm, đồng đổ nhẹ nhàng và đều tay.
Bước 6: Gỡ khuôn
Sau khi khuôn đúc nguội, thợ đúc tiến hành gỡ khuôn lấy ra sản phẩm. Sản phẩm tượng đồng sẽ được sửa sang, mài giũa, làm mịn để sản phẩm thêm phần hoàn thiện.
Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu
Công đoạn này được thực hiện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm có thể sẽ được chạm khảm hoa văn, họa tiết hay sơn màu để tạo sự thu hút cũng như tính thẩm mỹ.
>> Xem thêm: Sơ lược nghệ thuật tạo tác tượng phật ở Việt Nam
Để đánh giá pho tượng Phật đẹp hay không còn tùy thuộc vào cảm nhận, nhãn quan của mỗi người. Tuy nhiên, một pho tượng đẹp cần hội tụ đầy đủ các tiêu chí của 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trong chế tác tượng Phật. Ngoài ra, quý phật tử có thể cảm nhận qua các yếu tố đơn giản dưới đây.
Hình khối tượng thường được đánh giá qua khuôn mặt so với tổng chiều dài cơ thể. Dựa vào yếu tố này, người nghệ nhân sẽ đo được tỷ lệ vai, cơ thể, hình dáng đứng, ngồi cân đối. Chế tác tượng Phật cần phải có sự tính toán kỹ về hình khối.
Nghe có vẻ đơn giản vì việc tạo dựng hình khối là những môn cơ bản trong ngành tạc, vẽ chân dung tượng. Tuy nhiên trên thực tế, điều này là vô cùng khó và chỉ có những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm được.
Quy trình sản xuất tượng ở các cơ sở hầu hết đều giống nhau, sự khác biệt quan trọng nhất đến từ những điêu khắc gia, nghệ nhân tạo mẫu tượng Phật.
Pho tượng Phật đẹp thể hiện được vẻ mặt từ bi, phúc hậu của vị Phật, ánh mắt hiền hòa nhìn xuống chúng sanh, hóa giải mọi khổ đau của nhân thế. Do đó, nếu có cơ hội thì quý thầy, quý phật tử có thể đến trực tiếp cơ sở chế tác để xem và duyệt tượng trong quá trình đắp mẫu trước khi tiến hành đổ khuôn.
>> Xem thêm: Bộ tượng Phật Thích Ca cực đẹp
Pho tượng đẹp có màu sắc tự nhiên của chất liệu chế tác hoặc được quét màu, dát vàng theo yêu cầu. Mỗi đơn vị chế tác sẽ có công thức tạo màu riêng, cho ra đời thành phẩm có sắc độ khác nhau, mang nét đặc trưng của từng làng nghề.
Đặc biệt, pho tượng đẹp không chỉ được thể hiện qua diện mạo, hình khối mà còn được đánh giá qua kỹ thuật hoàn thiện bề mặt (tượng nhẵn mịn hay xuất hiện vết rỗ, nhiều lỗi...). Bởi đây là công đoạn cần sự tập trung và kỹ nghệ hoàn thiện tốt, chỉ cần một sai sót sẽ làm hỏng cả một tác phẩm.
Sau khi hoàn thành phần mẫu. Những người thợ tiến hành dấp khuôn. Khuôn được chia làm 2 loại: khuôn âm bản và khuôn dương bản.
Khuôn âm bản là được tạo theo bề mặt người của mẫu tượng để lấy các đường nét cỡ khối. Khuôn này rất quan trọng vì nó hình thành nên pho tượng đồng sau này. Khuôn được gia cố chắc chắc bởi các lớp sắt.
Khuôn dương bản là tạo nguyên một pho bám theo khối tượng mẫu. Có điều là nhỏ và không cần các đường nét chuẩn. Chỉ cần khối tượng gần giống là được.
Sấy khuôn cho khô kiệt, sau đó tiến hành chập 2 khuôn dương bản và âm bản vào nhau để tạo thành một kẽ hở nhỏ giữa 2 khuôn. Đến giai đoạn đúc đồng thì đồng được rót vào kẽ hở đó để tạo thành pho tượng. Các Thầy và các phật tử của Chùa về xưởng tiến hành làm lễ trước khi đúc.
Đồng được kiểm tra cẩn thận trước khi tra vào lò. Tra đồng vào lò. Sử dụng công cụ cẩu trục loại lớn để đưa đồng vào lò nấu. Sau khi đồng chảy thành nước đạt độ tốt nhất. Nước đồng được đổ vào các cơi nhỏ và được rót vào khuôn.
Trước khi đến chùa chiền, nhà thờ tổ, tượng Phật phải trải qua những quy trình đúc thủ công nghiêm ngặt. Tất cả các quy trình đều được làm ở xưởng đúc đồng, nhưng đối với tượng Phật thì quy trình này có chút khác biệt. Lễ rót đồng vào khuôn tượng được thực hiện ở chùa, với sư tăng của chùa tham gia nghi lễ. Nghi lễ này như một tục lệ bất thành văn từ ngàn đời xưa, mang ý nghĩa tâm linh cao quý.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Video xem thêm
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)