Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Giáo chủ, người cai quản cõi Ta Bà, truyền thừa chánh pháp tới chúng sanh. Nếu nhắc tới đạo Phật, ắt không thể bỏ qua người sáng lập ra tôn giáo này. Ngày nay, chúng ta có thể gặp các tượng Đức Phật được thờ phụng nhiều nơi. Vì sao nhiều người thờ phụng Đức Phật? Các quý Phật tử đã nắm rõ về cuộc đời và các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Các Tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là gì?
Phật Thích Ca khi còn tại thế có tên tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Ông là một triết gia, người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.
Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở Kapilavastu. Sau đó, ông đã từ bỏ đời sống phú quý để đi tìm con đường tu đạo. Sau 6 năm cầu đạo,Tất-đạt-đa đạt được giác ngộ và dành 45 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông Ấn Độ.
Tất-đạt-đa được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Sau này, ông đắc đạo thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cai quản khắp thập phương. Phật Thích Ca được ghi chép hầu hết trong các bộ kinh Phật. Từ Cuộc đời tới các bài truyền giảng, câu nói của Ngài đều được ghi chép lại và trở thành những chân lý cho đời sau noi theo.
Phật giáo ngày nay phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Châu Á. Mặc dù vậy, ước tính số người chính thức theo đạo Phật (đã làm lễ Quy y Tam Bảo) vào khoảng 350 triệu đến 700 triệu người, chưa kể những người chưa làm lễ Quy y.
Tới nay, Đức Phật đã nhập niết bàn hơn 2.500 năm, nhưng các bài kinh Phật còn được chư tăng gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Tam Tạng Pháp Bảo gồm những lời dạy của Đức Phật vẫn còn đó, hiện được các chư tăng, tín đồ lưu giữ và truyền tụng ở khắp năm châu, bất kỳ ai mong muốn theo Đạo hoặc nghiên cứu giáo lý đạo Phật đều có thể dễ dàng tìm đọc.
=>> Có thể bạn quan tâm: 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Đức Phật
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Thờ tượng Phật Thích Ca trong nhà với ý nghĩa luôn giữ đúng tâm Phật, không làm việc sai lầm. Dù trong cuộc sống nhiều cám dỗ thì con người luôn giữ được phần "người", không bị tha hóa.
Đôi mắt Đức Phật Thích Ca luôn đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Trong Phật giáo, Tâm là thứ tạo ra mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhân sinh. Ngài quán sát chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh luôn giữ lấy Tâm đạo. Ngài dạy ta rằng, con người ai cũng có Nhân Quả, gieo thế nào ắt gặp quả ấy. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Ngài không ban cho con người cuộc sống sung sướng, an nhà, mà chỉ đưa ra con đường cho ta theo.
Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Ngài nghe được tiếng gọi đau khổ, lầm than dưới chúng sinh mà đến để cho họ sự che chở, chỉ lối họ để thoát ra khỏi cõi u minh đó.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, Ngài xuất hiện trong nhiều ghi chép, nhiều bộ Kinh với nhiều Tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
Thích Ca Mâu Ni: “Thích Ca Mâu Ni” là dịch từ chữ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. Chữ “Sakya”, dịch thành chữ “Thích Ca”, là tên gọi của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. Chữ “Muni”, dịch thành chữ “Mâu Ni”, nghĩa là giàu lòng nhân từ (Năng Nhân), rất giỏi chịu đựng (Năng Nhẫn), biết cách nhường nhịn (Năng Nhu), biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh (Năng Tịnh). Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ/bộ tộc Thích Ca. Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.
Phật Đà: hay “Phù Đồ”, nói tắt là “Phật” hay “Bụt”, dịch từ chữ “Buddha” trong tiếng Phạn, nghĩa là “Giác” (giác ngộ), “Người Giác” (người đã giác ngộ), “Người Trí” (người tinh thông mọi đạo lý). Chữ “Giác” có 3 nghĩa: một là “Tự giác” (tự giác ngộ cho bản thân mình); hai là “Giác tha” (giúp cho chúng sinh giác ngộ); ba là “Giác hạnh viên mãn” (tu hành viên mãn hết mức và trở thành Phật), ngôi vị cao nhất trong tu hành Phật giáo. Theo giáo pháp nhà Phật, chỉ có Phật mới có đầy đủ ba bậc, tức là ở bậc cao nhất. Các vị Bồ Tát thường còn thiếu một bậc. Các vị La Hán còn thiếu hai bậc. Phàm phu tục tử còn thiếu cả ba bậc.
Thế Tôn: “Thế Tôn” là một tôn hiệu khác rất hay được dùng để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Thế Tôn” vốn là cái tên mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả. Tăng sĩ và tín đồ Phật giáo sau này cũng dùng cái tên đó để tỏ lòng cung kính Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo coi Thích Ca Mâu Ni là người đức hạnh vẹn toàn, công đức đầy đủ, có thể làm lợi cho thế gian, muôn loài đều tôn kính, cho nên gọi là “Thế Tôn”.
=>> Có thể bạn quan tâm: Sơ lược nghệ thuật tạo tác tượng Phật tại Việt Nam
Như Lai: cùng với “Thế Tôn”, “Như Lai” cũng là tôn hiệu thường dùng nhất để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. “Như” , còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái “chân lý tuyệt đối”, “chân tướng của sự thật”, “bản thể của vũ trụ vạn hữu”. “Lai” nghĩa là đến. “Như Lai” là những người đến bằng con đường chân thực, những người đã hiểu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Từ “Như Lai” dùng với nghĩa hẹp để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với nghĩa rộng để chỉ tất cả các vị Phật, như A Di Đà Như Lai, Dược Sư Như Lai,v.v…
Ứng Cúng: Đức Phật là người đã đoạn trừ Nghiệp, Hoặc, vĩnh viễn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, muôn đức tôn nghiêm, phúc tuệ đầy đủ, nên xứng đáng với sự cúng dường của chư Thiên và loài Người.
Chính Biến Tri: Chính là chân chính. Biến là khắp nơi, rộng lớn. Tri là hiểu biết. “Chính Biến Tri” là người hiểu biết đúng đắn, hiểu biết tất cả bao trùm khắp thế gian.
Minh Hạnh Túc: Đức Phật là người có đầy đủ phúc tuệ, nghĩa có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh) nên được gọi là Minh Hạnh Túc.
Thiện Thệ: Thiện là tốt, khéo léo. Thệ là đi, vượt qua. Đức Phật là người tu tập theo con đường chân chính, biết khéo léo vượt qua tất cả để nhập Niết Bàn.
Thế Gian Giải: Đức Phật là người thấu hiểu tất cả các pháp của thế gian.
Vô Thượng Sĩ: Trong tất cả các pháp thì Niết Bàn là Vô Thượng, trong loài người thì Đức Phật là Vô Thượng, trong các thành quả thì Chính Giác là Vô Thượng. Chúng sinh trong chín cõi đều không so sánh được với Đức Phật, nên Ngài có tôn hiệu là Vô Thượng Sĩ, nghĩa là người đã lên đến cao vô thượng.
Điều Ngự Trượng Phu: Đức Phật là Đấng đại trượng phu có khả năng điều phục, chế ngự mọi ma chướng trong khi tu hành chính đạo. Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
Thiên Nhân Sư: Đức Phật là bậc Đạo sư, là người thầy đưa đường dẫn lối đến giải thoát cho cả chư Thiên lẫn loài Người.
Từ Phụ: Đức Phật thương tất cả chúng sinh như cha mẹ nhân từ thương con cái. Tình thương này bình đẳng, an nhiên vô ngại, nghĩa là không phân biệt sự kính trọng hay sự phỉ báng của chúng sinh đối với Đức Phật, không phân biệt người sang hay người hèn. Chúng sinh càng lầm lạc thì lòng từ bi của Đức Phật càng vô lượng vô biên.
Chân Thật Ngữ: Đức Phật là đấng nói những lời chân thật, không phỉnh gạt chúng sinh. Những lời nói của Đức Phật đều xuất phát từ trí tuệ toàn hảo, không phải tùy tiện.
Lưỡng Túc Tôn: Lưỡng Túc Tôn có hai nghĩa: Đức Phật là đấng tôn quý nhất trong những loài hai chân (lưỡng túc: hai chân), như chư Thiên và loài Người. Và, Đức Phật là đấng đầy đủ Phúc đức và Trí tuệ (lưỡng túc: cả hai đều đầy đủ).
Tỳ Nô Giá Na: Phật giáo Mật Tông gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Tỳ Nô Giá Na”, dịch ý nghĩa là “Đại Nhật Như Lai”. Theo tiếng Phạn, “Tỳ Nô Giá Na” là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu “Tỳ Nô Giá Na” có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
Ngoài ra, Đức Phật còn được biết với một số tôn hiệu khác như: Bạc Già Phạm nghĩa là người đã chiến thắng sự chế ngự của bản ngã; Tam Giới Tôn nghĩa là người đã giác ngộ, đã giải thoát khỏi tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; Toàn Giác nghĩa là người đã giác ngộ hoàn toàn; Đạo Sư nghĩa là người thầy dẫn chúng sinh đến sự giải thoát, v.v…
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Quý khách tham khảo thêm:
- Xem ngay 500+ tượng Phật bằng đồng đẹp nhất
- Xem ngay 200+ tượng Bồ Tát đa dạng kiểu dáng
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)