Tượng Phật Bà Quan Âm hay còn gọi là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những pho tượng được thờ nhiều tại các chùa. Người được xem là biểu tượng của lòng từ bi, bác ái, sự nhẫn nhục, lòng bao dung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa tượng Quan Âm và nguồn gốc xuất hiện của người. Ở bài viết dưới đây, Đúc Đồng Bảo Long sẽ chỉ rõ hơn để người xem có những thông tin hữu ích về Phật pháp. 

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Tượng Bồ Tát Quan Âm được thờ nhiều tại các chùa

Bồ Tát Quan Âm là ai?

Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ-tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Quan Thế Âm Bồ Tát thường đứng cạnh tượng Phật A Di Đà

Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được tạo dựng như thế nào?

Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ hay nhành dương liễu và một bình nước Cam lộ. 

Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả.

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Tượng Quan Âm được tạo dựng dáng ngồi đài sen, tay trái cầm bình thanh tịnh, tay phải cầm cành dương liễu

Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là "Sư Tử Hống Quán Tự Tại".  Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi. Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải.

Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, Quán Thế Âm được trình bày dưới dạng thân nữ Bạch Y Hành Giả, tức vị nữ hành giả mặc y phục màu trắng.

Ý nghĩa tượng Quan Âm - Vị Bồ Tát biểu tượng cho lòng từ bi, trắc ẩn

Ở Việt Nam chúng ta ngày xưa, các cụ già thường hay răn dạy con cái phải luôn tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Nếu người cha đứng đắn dạy bảo con cái nghiêm trang, người ta gọi là nghiêm phụ. Người mẹ hiền lành thường khuyên răn con nhỏ nhẹ, chớ không rầy không đánh nên người ta gọi là từ mẫu tức mẹ hiền.

Cha thì nghiêm, mẹ thì từ. Bồ-tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh.

Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ.

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Người tượng trưng cho sự từ bi, độ lượng

Thêm một điểm nữa, Bồ-tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Tín đồ tụng kinh Phổ Môn có câu “Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”. “Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ xuống, “Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm” là nước cam lồ của đức Quan Âm rưới lên tâm.

Ý nghĩa nguyên câu ấy là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được gột rửa. Đó là câu nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm mà chúng ta hằng lạy trong mười hai câu nguyện. Đây là những hình ảnh biểu trưng cho hạnh nguyện của Người. 

Bình Thanh Tịnh và Cành Dương Liễu có ý nghĩa như thế nào?

Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh.

Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Người không giữ giới không bao giờ có tình thương chân thật hay lòng từ bi.

Ví dụ, như người phạm giới sát sanh có từ bi được không? Nếu phạm giới sát sanh không thể gọi là người từ bi. Hoặc người phạm giới trộm cắp, gọi từ bi được không? - Không. Cho tới phạm giới uống rượu, có từ bi được không? - Không. Vì từ bi phải đi đôi với trí tuệ sáng suốt, uống rượu vô say sưa rồi không thể nào sáng suốt được.

Dân quê Việt Nam gọi mấy kẻ say là ba ngầu, lúc đó đã mất bình tĩnh, đâu còn tỉnh táo sáng suốt để làm điều tốt đẹp giúp người. Do đó phạm một trong năm giới thì không có lòng từ bi. Muốn lòng từ bi càng ngày càng tăng trưởng, đòi hỏi chúng ta phải giữ giới.

Vì vậy giới đức thanh tịnh tượng trưng cho bình thanh tịnh. Từ bình thanh tịnh mới chứa được nước cam lồ. Con người có giới đức thanh tịnh mới chứa đựng lòng từ bi.

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Còn cành dương liễu để làm gì? Cành dương liễu yếu mềm dẽo dai nên khó gãy, gió chiều nào nó lay theo chiều đó nhưng không gãy. Những cành cây cứng gặp gió mạnh nó dễ gãy. Như vậy cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được.

Tại sao? Gần nhất như chùa Quan Âm ở đây, quý Phật tử phát tâm xây dựng vì nghĩ mình cất ngôi chùa này để huynh đệ hướng tâm về Phật pháp có nơi chốn lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp. Rồi lập hội Quan Âm để bảo trợ chùa, có đủ phương tiện tồn tại dài lâu. Đó là lòng từ bi. Có hội thì có họp. Họp thì bàn cãi, mà bàn cãi thì nhiều ý kiến bất đồng. Nếu qúy vị thiếu lòng nhẫn nhục thì lòng từ bi có thể đổ vỡ.

>> Xem thêm: +99 Mẫu tượng Phật đẹp nhất

Những điều cần lưu ý khi tôn thờ tượng Phật Bà Quan Âm 

Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng… đều được. Trước khi thỉnh tượng Quan Âm về nhà nên gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng và làm lễ an vị.

Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Phật, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Phật Bà về tôn thờ tại gia. 

- Thờ tượng Phật Bà Quan Âm thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một - mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng. 
- Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng người theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. 
- Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phật Bà. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”. 
- Thờ tượng Bồ Tát Quan Âm phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

 

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Tượng Phật Bà Quan Âm được tôn tạo bằng chất liệu gì?

Hiện nay, tượng Bồ Tát Quan Âm được tôn tạo theo nhiều kiểu dáng khác nhau với đa dạng kích thước, chất liệu chế tác. Mỗi sản phẩm đều mang vẻ đẹp riêng với những ưu, nhược điểm khác nhau của từng chất liệu. Dưới đây là 8 dòng tượng Bồ Tát Quan Âm được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay: 

1. Tượng Phật bằng nhựa composite

Composite là chất liệu tổng hợp từ hai hay nhiều chất liệu khác nhau. Tượng làm từ chất liệu này có độ bền cao, đàn hồi tốt, khó vỡ khi va chạm.

Sản phẩm có khả năng chịu được tác động môi trường tốt, nên phù hợp với không gian ngoài trời. Hơn thế, tượng được làm từ composite dễ gia công, nhanh chóng, đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá thành phải chăng. 

2. Tượng Phật bằng đá

Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng đá có độ bền cao, óng đẹp, thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm được chế tác nhiều kiểu hoa văn sắc sảo độc đáo, tạo nên được hồn riêng của pho tượng.

3. Tượng Phật bằng bột đá

Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu đá nghiền qua bàn tay của các nghệ nhân, cùng với công nghệ phủ nano giúp cho tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp toàn diện.

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Tượng Quan Âm được tôn tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau (ảnh sưu tầm internet)

4. Tượng Phật bằng gốm

Thể hiện được truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt, chất liệu này cũng có độ bền rất cao nếu được bảo quản kỹ lưỡng. Do đặc tính nên chất liệu chỉ thích hợp để chế tác tượng cỡ nhỏ để bàn. 

5. Tượng Phật bằng sứ

Tôn tượng thường được tráng một lớp men ở bên ngoài giúp bảo vệ tượng theo thời gian khỏi các tác động của môi trường. Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng sứ ghi điểm bởi vẻ đẹp bắt mắt, mẫu mã đa dạng và được sử dụng nhiều trong tôn tạo tượng nhỏ. 

6. Tượng Phật bằng gỗ

Chất liệu có giá trị sử dụng cao, mang yếu tố phong thủy tốt, phù hợp với chế tác tượng cỡ nhỏ và vừa. Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, thân thiện với môi trường lại đa dạng về chủng loại, vân gỗ, màu sắc giúp tạo nên nét độc đáo riêng cho tôn tượng Đức Phật.

7. Tượng Phật bằng đồng

Chất liệu cho phép giải quyết bài toán nan giải trong việc tạo hình và giúp tôn tượng có độ bền rất cao. Đồng được xem là kim loại tốt nhất để tôn tạo tượng Phật, cho độ bền truyền đời. 

8. Tượng Phật bằng xi măng

Đây là chất liệu có độ cứng đáng nể, thích hợp đặt tượng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chi phí sản xuất thấp, khả năng sản xuất tại chỗ là ưu điểm lớn của xi măng.

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Một số hình ảnh tượng Quan Âm Bồ Tát đẹp nhất hiện nay

Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật Bà Quan Âm được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. 

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

ý nghĩa tượng quan âm bồ tát

Video xem thêm

Nguồn: Tổng hợp

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long