Ngày nay, Phật giáo tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, số lượng Phật tử lên tới cả chục triệu người. Ngoài việc thờ phụng tại chùa hay các trụ sở Phật giáo, Phật tử còn thỉnh tượng Phật về thờ tại gia. Phật A Di Đà là ai? Tuổi gì thích hợp thờ tượng Phật A Di Đà? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi có ý định thỉnh tượng Phật về thờ. Để giải đáp các vấn đề trên, cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây cùng Đúc Đồng Bảo Long nhé.
Nhiều người băn khoăn tuổi nào mới thích hợp thờ tượng Phật A Di Đà tại gia
A Di Đà Phật được phiên âm từ Amitābha có nghĩa là "ánh sáng vô lượng", hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus có nghĩa là "thọ mạng vô lượng". Dựa vào tên gọi này, Đức Phật A Di Đà được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hay Tiếp Dẫn đạo sư. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, Tịnh Độ tông, ngụ ở Tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ.
Phật A Di Đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng Thọ, khi Đức Phật Thích Ca trong một lần thuyết giảng lúc tại thế. Tuy vậy, các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh Vô Lượng và các ghi chép về Phật A Di Đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A Di Đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng Phật A Di Đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên. Do đó, không có cơ sở nào chứng minh được Đức Thích Ca có thật sự nói về Phật A Di Đà hay không, hay Phật A Di Đà chỉ là một sản phẩm của học giả.
Còn theo Đại Kinh A Di Đà, Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, Phật A Di Đà từng là một vị tăng tên là Pháp Tạng - Dharmākara trong 1 kiếp trước. Ngài nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Sau đó Dharmākara đắc đạo trở thành Phật A Di Đà. Phật A Di Đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Cực Lạc tịnh độ ở Tây phương. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị Bồ Tát, đón những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A Di Đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử. Ngài được coi là Đức Phật ở kiếp trước. Trong Tam Thế Phật thì Đức Phật cũng biểu thị cho thế quá khứ. Tượng Phật A Di Đà thường được vẽ hoặc đúc với màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của Ngài bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, biểu trưng của một giáo chủ, cũng có khi một tay Đức Phật cầm Liên hoa đăng, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi Tịnh độ.
=>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn bài trí tượng Phật A Di Đà tại gia chuẩn nhất
Việc thờ phụng Đức Phật A Di Đà là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Đó là một trong những hình thức thiền định Phật giáo đơn giản nhất, và vì lý do này mà đã trở nên cực kỳ phổ biến khắp châu Á. Cơ sở giáo lý cho việc tôn thờ A Di Đà, là Kinh Tịnh Độ, một bộ kinh lần đầu tiên được dịch sang tiếng Trung Quốc vào năm 147 CN. Mặc dù bản dịch nổi tiếng nhất là của Kumarajiva (344- 413) và Huyền Tông (600-660 CN).
Việc thờ cúng Phật A Di Đà đã đạt được những bước tiến lớn ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ V, sau khi phổ biến ở Trung Á vào những thế kỷ trước. Giáo lý đặc biệt phổ biến trong số những người dân nghèo, vì không đòi hỏi bất kỳ kiến thức sâu sắc nào về giáo lý Phật giáo. Đơn giản là sự lặp đi lặp lại danh hiệu " Nam mô A Di Đà Phật" trong khi đồng thời cầu khẩn Đức Phật đang ngồi trong cõi Cực Lạc Tây Phương của Ngài. Người ta cho rằng, nếu thờ phụng theo giáo lý của Đức Phật, khi mất đi sẽ được đưa tới thế giới Tịnh độ của Ngài.
Những bức tranh vẽ về Đức A Di Đà ở Tây phương giới đã cung cấp cho các hành giả một hình mẫu để dựa vào đó mà hình dung. Ngoài ra là sự mô tả về Tịnh Độ phương Tây được tìm thấy trong Kinh Tịnh độ và các kinh khác. Sau này, Phật giáo đạt tới vị trí đỉnh cao, phân tách hòa nhập với rất nhiều các tín ngưỡng bản địa. Việc thờ cúng Phật A Di Đà vẫn không hề suy giảm. Các pho tượng về Ngài cũng như tượng Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát xuất hiện dày đặc khắp mọi miền, nhang khói luôn thịnh.
Đức Phật A Di Đà xuất hiện với 48 Đại hạnh nguyện lớn, trong đó chủ yếu nói về việc Ngài phổ độ chúng sinh khi thành Phật. Ngài đưa con người thoát ra khỏi những điều khốn khổ. Hướng về những điều thiện, tránh những cái ác trong cuộc sống. Dẫn dắt những người đã mất ở trần thế về thế giới Tây phương Cực lạc, nơi Ngài làm Giáo chủ.
Nếu con người sớm thức tỉnh, nhận ra chân lý của sự khổ đau, thoát khỏi bể ái thì sẽ được Phật dẫn dắt. Nhờ đó con người nhận ra những điều chân lý và tránh khỏi buồn đau cuộc sống.
Phật A Di Đà thường được thờ cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Hàm ý để thể hiện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó Phật A Di Đà được coi là hiện hữu của quá khứ. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng thờ tượng Tây phương Tam Thánh gồm Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Việc thờ phụng bộ ba này biểu thị cho sự giác ngộ và mong cầu được cứu độ khỏi đau khổ lầm than, dùng ánh sáng trí tuệ để dẫn đường con người về chánh thiện.
=>> Có thể bạn quan tâm: Có nên thờ Phật chung với ban thờ gia tiên không?
Đức Phật đã dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng” hay “Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Tức là tu đạo không kể tuổi tác, sang hèn, thiện ác hay gì cả. Nếu có Tâm đạo thì ắt có thể thành Phật. Thờ Phật trước hết là giữ tâm thanh tịnh, tính giác ngộ nơi mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta vì bị si mê che lấp căn tánh, nên thờ Phật để giúp soi rọi cho thân tâm chúng ta đoạn trừ cái ác, cái xấu mà làm cái thiện, cái tốt. Như vậy mới có cuộc sống trong sáng, thiện lành.
Ông bà ta có câu: “Đừng đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”. Cuộc sống vô thường, sớm còn, tối mất, biết đâu mà đợi. Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo của tuệ giác, thì việc hướng Phật, thờ Phật nhằm tìm lẽ sống chân chính cho bản thân, tuổi gì cũng được tôn trọng và cần thiết.
Đức Phật A Di Đà là giới chủ của Tây phương Cực Lạc, nơi có thới giới Tịnh độ. Ngài đem ánh sáng chân lý đến với chúng sanh ở trần gian này, chỉ rõ cho chúng sanh thấy được Phật tánh nơi chính mình. Để tự mình tu theo lời chỉ dạy của Ngài, mà khai sáng Phật tâm, xây dựng cuộc sống hiện tại được an lạc hạnh phúc, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi. Thờ tượng Phật A Di Đà là sở nguyện và nhân duyên của từng người, từ đó giúp con người tăng trưởng căn lành, đoạn dần xấu ác.
Như đã nói ở trên, không có tuổi nào thích hợp thờ tượng Phật hay không. Phật giáo không quy định về tuổi tác, giới tính hay con người thiện ác. Nếu đã chấp nhập quy y Tam bảo, thành tâm tu đạo thì dù cho là kẻ tội nghiệt tày trời cũng có thể tu và thành Phật.
Vì ta còn mê muội nên ta thờ Phật để mong cầu Phật chiếu rọi lòng từ bi giúp ta sáng suốt, thiện lương trong cuộc sống hiện tại. “Phật thương chúng sanh như mẹ hiền thương con đỏ”. Bất kỳ già trẻ, nam nữ nếu muốn thờ Phật thì tìm chọn và thỉnh một tượng Phật hữu duyên, thành tâm cúng bái, nhang đèn, tụng kinh. Thờ Phật A Di Đà trong nhà, chí ít hằng ngày nhìn vào, chúng ta cũng lưu vào tâm thức ta tướng tốt và vẻ đẹp của Phật.
Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
+ Nên đặt ban thờ để Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.
+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
+ Gia chủ không được thờ chung bát hương Thần khác cùng với tượng Phật, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
+ Nếu thờ Phật A Di Đà, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật A Di Đà thấp hơn ban thờ gia tiên.
Trên đây là những kiến thức về Phật giáo nói chung cũng như giải đáp câu hỏi: "Tuổi gì thích hợp tượng Phật A Di Đà?" do Đúc Đồng Bảo Long sưu tầm và biên soạn. Hi vọng, nhưng kiến thức này sẽ hữu ích trong quá trình tìm hiểu của quý khách. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Phật, thỉnh tượng Bồ Tát về thờ, liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268 với chúng tôi.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao.
Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng. Liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: Sưu tầm
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)