Người Việt đi chùa ở mọi thời điểm trong năm, lễ Tế, ngày mùng, rằm hay những lúc thấy tâm hồn cần được thư giãn, giải tỏa muộn phiền, lo âu, chúng ta thường tìm đến chốn thanh tịnh. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều người đang đi chùa sai cách bởi họ chưa hiểu đúng về đạo phật. Vậy chúng ta nên làm gì khi đi chùa, cần hiểu như thế bào về Phật? Đi chùa, hãy hiểu về đạo Phật, giác ngộ bản thân. 

Người đi chùa cần hiểu về đạo Phật

1. Phật giáo có phải tôn giáo bản địa của người Việt? 

Theo Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) "Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba.

Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản."

2. Đi chùa để cầu tài lộc, liệu có đúng? 

Cũng theo ông Trần Văn Phương " Nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

Đi chùa để cầu tài lộc là không đúng, đi chùa là để tâm giác ngộ

3. Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, liệu có đúng? 

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

4. Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy?

Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. 

Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.

Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. 

Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

Người đi chùa cần buông bỏ mọi sân si

6. Cùng thờ một Đức Phật, có chùa thiêng, có chùa không, đúng hay sai? 

Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

7. Một số sai lệch khác về việc thờ Đức Phật của người dân

Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt  thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi…  tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Thờ phật ở chùa nào cũng như nhau, cái chính là ở sự thành tâm mỗi người

Đi chùa lễ Phật thì nên “hiểu” Phật như thế nào?

- Đức Phật là bậc Đại từ bi (muốn giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau), Đại minh triết (giáo lý nhà Phật nhân văn, sâu sắc). Ngài không “cho” (ban phát), mà chỉ “dạy” (giác ngộ). Giáo lý nhà Phật có nhiều, chỉ xin nêu 5 điều sau đây (Thiết nghĩ, người đi chùa lễ Phật nên biết):

1. Phải từ bỏ tham, sân, si, bởi phiền não của con người cũng từ đây mà ra. Vì thế Phật dạy: “Tri túc tâm thường lạc” (Biết đủ thì lòng mới vui).

Vậy đi chùa đừng “xin” Phật quá nhiều thứ, mà nên chú ý đến việc Niệm Phật (nam mo a di đà Phật) và lễ Phật, bởi “Niệm Phật một câu Phước sinh vô lượng” và “Lễ Phật một lạy tội diệt hà sa”.

2. Phải phát tâm từ bi hỷ xả - Từ bi là lòng thương người, không chỉ thương người hoạn nạn, mà ‘thương” cả kẻ đã gây hoạn nạn cho ta (việc này mới khó!). Bởi theo Luật nhân quả của đạo Phật thì:

Nếu bạn gieo lòng tốt – Bạn sẽ gặp thân thiện

Nếu bạn gieo tha thứ - Bạn sẽ gặt hòa giải

Hỷ xả là vui mừng và buông bỏ. Hai hành động này có tác động tương hỗ lẫn nhau. Muốn được vui mừng (hỷ) thì phải biết buông bỏ (xả). Đó là:

a. Phải xả những thói hư tật xấu của ta (tham - sân - si).

b. Phải xả những phiền muộn, tức giận mà kẻ xấu đã gây ra cho ta.

c. Phải xả của cải ta dư thừa để giúp đỡ những người còn khó khăn, thiếu thốn.

3. Phải giữ ngũ Giới, không được vi phạm Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ, người nào giữ được ngũ Giới thì đời sau sẽ gặp nhiều may mắn, phước đức. Đó là:

a- Không sát sinh – Đời sau khỏe mạnh, sống lâu

b- Không trộm cướp – Đời sau giàu có

c- Không tà dâm – Đời sau là người nghiêm trang, đẹp đẽ

d- Không nói dối – Đời sau là người nói năng lưu loát, ai cũng quý mến

e- Không nghiện rượu, ma túy – Đời sau trí tuệ minh mẫn, sáng suốt

Người đi chùa nên từ bi hỷ xả

4. Phải hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường: Như trên đã nói, không phải đi chùa cứ dâng lễ lớn, đốt nhiều vàng tiền, đồ mã là được nhiều phước đức (được Phật độ cho nhiều việc, ban cho nhiều thứ). Làm như vậy, tức vẫn còn nặng lòng tham, thì phước đức rất ít (tỷ lệ nghịch với đồ cúng lễ).

Vì đức Phật đã dạy: “Phước báu nhiều hay ít là do Tâm bố thí nhiều hay ít, chứ không phải của bố thí nhiều hay ít”. Vậy chỉ cần lòng thành, tâm tốt thì việc cúng lễ dù ít, dù nhiều cũng đều được phước lớn. Người đi chùa lễ Phật nên biết tác dụng của 2 việc cúng dường sau đây:

- Người giàu có đặt lễ 100, người nghèo khó chỉ có lễ 10 nhưng thành tâm thì phước đức nhận được như nhau. Tuy nhiên, nếu người giàu lại bắt chước người nghèo, cũng đặt lễ 10 thì phước đức nhận được lại ít hơn! Đức Phật từ bi thật công bằng!

- Người đi chùa đưa tiền hoặc hiện vật cúng dường có ghi tên, địa chỉ…thì đó là bố thí hữu tướng (muốn được danh tiếng, để người khác biết đến…) thì công đức nhận được có hạn! Vì đó là bố thí hữu ngã, mà giáo lý nhà Phật lại coi “Bố thí hữu ngã là tội liền sinh!”.

- Ngược lại với cách trên là bố thí vô tướng (không ghi tên, địa chỉ…), còn gọi là bố thí vô ngã, bố thí Ba la mật (bố thí bằng Tâm thanh tịnh, Tâm không chấp ngã) thì công đức vô biên, vô hạn.

5. Phải hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả

Hành động của mỗi người (từ Thân-Miệng-Ý) tạo ra Ngiệp (nhân) của người đó. Người nào có hành động-lời nói-ý nghĩ tốt đẹp, không làm hại ai thì tạo ra Nghiệp thiện, Nghiệp lành và ngược lại sẽ tạo ra Nghiệp bất thiện, Nghiệp ác.

Theo quy luật Nhân quả của Phật giáo thì đó chính là Nhân. Một nhân không thể tạo ngay thành quả được, mà phải có các yếu tố thời gian, lý do, nguyên cớ…tác động, gọi là nhân duyên, cơ duyên hoặc duyên (khởi) thì mới tạo thành quả được.

Theo quy luật Nhân quả, từ Nhân tạo ra Quả và Quả luôn có trong Nhân, nếu Nhân tốt thì Quả tốt và ngược lại. Hiểu luật Nhân quả, ta phải làm việc thiện tránh việc ác để tạo Nhân tốt sẽ có Quả tốt. Nếu Nhân xấu đã tạo rồi, thì dù có sợ, Quả xấu vẫn hình thành.

Vì thế dân gian mới có câu “Ở hiền gặp lành”, hoặc “Ác giả ác báo”, “Gieo nhân nào ăn quả nấy”, “Gieo nhân lành đơm trái ngọt”. Đức Phật còn nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, vì Bồ tát biết nhân xấu liền tránh nên không sợ quả xấu. Còn chúng sinh thấy việc xấu vẫn làm, đến khi kết quả không hay vận vào thân mới sợ thì đã muộn! Tuy nhiên một Nghiệp xấu đã làm, phải chờ một thời gian hội tụ đủ Duyên mới tạo thành Quả xấu.

Chính trong thời gian này, người làm việc xấu nhận thức ra, biết hối lỗi, đi chùa lễ Phật, sám hối lỗi lầm, xả bỏ vô minh, làm việc thiện tránh việc ác thì chắc chắn sẽ được đức Phật chứng giám và độ cho để chuyển hóa nghiệp, từ Nghiệp ác sang Nghiệp thiện để các Nhân xấu ác (tức lỗi lầm) đã tạo trong quá khứ không đủ Duyên để trổ thành Quả xấu được!

Như vậy dù là Phật tử hay người bình thường đi chùa lễ Phật vẫn có thể cầu Phật độ cho bản thân và gia đình được bình an, thân tâm an lạc, phước đức đủ đầy, công việc hanh thông viên mãn…hoặc sám hối lỗi lầm trước Tam Bảo để xin chuyển Nghiệp từ xấu sang tốt, từ nặng thành nhẹ!

Hiểu được đạo Phật từ bi, công bằng, minh triết và nhân văn như vậy để làm theo lời Phật dạy thì việc đi chùa lễ Phật mới thực sự có ý nghĩa và tác dụng!

Nguồn: Tổng Hợp Báo Vietnamnet.vn và Phatgiao.org.vn

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long

Xem thêm: 

+1010 Mẫu tượng Phật bằng đồng 

+1050 Mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng