Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính thức (đã làm lễ Quy y Tam bảo). Cứ mỗi dịp ngày rằm, mùng 1 hay tháng Vu Lan nhiều người sẽ lên chùa dâng hương, cúng bái. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm hiểu rõ về đạo. Phật giáo là một tư tưởng rộng, không phải ai muốn cũng hiểu hết được. Có những nhầm tưởng phổ biến về đạo Phật mà người thường thường hay mắc phải, đó là gì?

Phật giáo bao gồm hệ thống tư tưởng, triết lý rộng lớn

Ý nghĩa của việc thờ Phật

Người ta tin rằng, thờ Phật là để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, người đã tìm ra chân lý của con đường giải thoát, giác ngộ và dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi bằng trí tuệ và sự từ bi vô biên của mình. Chính nhờ đó mà mỗi ai đến chùa, dù là người theo đạo Phật hay không đều sẽ cảm nhận được sự an ủi, thanh tịnh trong lòng. 

Việc thờ Phật thực chất cũng mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn, thành kính tới đáng tối cao, bởi Đức Phật truyền dạy cho chúng ta những điều để giúp ta tìm về đúng bản tâm chân thật của mình, thứ mà có lẽ không một ai có thể đủ trí tuệ để hướng dẫn và cho ta con đường để tìm ra nó. Và từ đó, ta học theo những lời dạy để phát triển năng lực tinh thần, có trí tuệ sáng suốt để đi tới bến bờ giác ngộ, giải thoát.

Hình ảnh của Đức Phật cũng như những lời dạy bảo của Ngài giống như ngọn đèn trí tuệ để ta nương theo đó mà soi rọi lại tâm mình. Từ đó mà ta biết tự thắp nên ngọn đèn soi sáng cho những bước chân của ta trong cuộc đời. Không ai khác ngoài chính ta có thể thắp sáng lên ngọn đèn đó. Vậy nên, thờ Phật không có nghĩa là cầu xin những điều tốt đẹp. Điều tốt đẹp là do chúng ta tự tạo ra khi đã hiểu được những lời Phật dạy. Do đó, ta phải tri ân đức Phật thay vì trông mong rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta điều gì đó.

nhầm tưởng phổ biến về đạo phật

Thờ Phật là một hành động biểu thị cho việc biết ơn, tôn thờ và bày tỏ lòng thành kính của con người với Phật

Chúng ta được dạy rằng: ‘Tu tại tâm’, ‘Phật tại tâm’. Việc thờ Phật sẽ chỉ như một sự nhắc nhở con người ta luôn phải ghi nhớ thực hiện theo những lời Phật dạy để có thể trở thành người như Ngài. Điều Ngài chỉ dạy cho mọi người chính là con đường để ta thấy được Phật tính trong mình. Thờ Phật là thể hiện lòng tôn kính đức Phật và cũng chính là tôn trọng Đức Phật trong bản thân mình.

Bởi lẽ, theo lời Phật dạy, vạn vật đều có tính không của nó. Khi ta còn tham sân si là ta vẫn còn chấp ngã và chưa nhận ra tính không nơi mình. Tính không chính là Phật tính, có ở Phật và có ở mỗi chúng ta, mọi thứ đều như nhau. Vậy nên, tôn kính Phật chính là tôn kính chính mình. Do ta còn chưa đủ trí tuệ để hiểu rõ mọi thứ và phát huy Phật tính trong ta nên ta càng phải học theo những giáo lý của Đức Phật. Sự tôn kính đó chính là để ta có ý thức và trân trọng hơn việc sửa đổi chính mình.

=>> Có thể bạn quan tâm: Cúng dường tượng Phật là gì? ý nghĩa Cúng dường tượng Phật

Tìm hiểu 7 sự nhầm tưởng phổ biến về Phật giáo

Dân tộc Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Việc đi lễ chùa thường diễn ra vào các ngày rằm, mùng 1, lễ tết…. Nhiều người Việt Nam đi chùa, lễ chùa rất chăm chỉ, nhưng không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ. Sẽ không tránh khỏi những nhầm lẫn mà đến giờ nay vẫn nghĩ chúng đúng. Ở bài viết này, cùng Bảo Long tìm hiểu về 7 nhầm tưởng phổ biến về đạo Phật nhé.

1. Nguồn gốc của Đức Phật

Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Bởi, hiện Việt Nam đang tồn tại rất nhiều nhánh nhỏ của Đạo Phật như phái Tiểu Thừa, Phái Đại Thừa, Phái Mật Tông,.. hoặc bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng bản địa. Mỗi một phái nhỏ sẽ có những sự khác biệt từ kinh sách, tư liệu, câu chuyện.

Thực tế, Đức Phật sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian. Sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi.

Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… và chưa ai gặp ngoài đời cả.

Đức Phật Thích Ca vốn xuất thân là Hoàng tử của một tiểu Vương quốc

2. Mục đích của việc tu Phật

Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường. Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật sẽ được Ngài che chở, ban cho vật chất, sau này về cõi Cực Lạc. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Trong đạo Phật, có một số vị chủ trương hướng dẫn cho Phật tử thực hiện từng bước một. Bước đầu một người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh phúc hơn, sau đó tại nơi ấy họ sẽ tiếp tục tiến bộ để được thoát khổ hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác ngộ. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều đệ tử của Đức Phật và các vị xuất gia sau thời Phật đạt được giác ngộ ngay khi đang sống ở cõi người.

Thờ Phật không phải để cầu xin vật chất hay cuộc sống sung túc

3. Các bộ kinh trong giáo lý là quan trọng nhất

Giáo lý quan trọng nhất trong đạo Phật cũng chính là những giáo lý cơ bản nhất mà Đức Phật luôn nhắc đến trong mọi trường hợp, đó là Luật Nhân – Quả và Tứ Diệu Đế. Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, chúng ta càng dễ xa rời chân lý. Ai cho rằng các bài kinh có hiệu quả cao siêu hơn cả các giáo lý căn bản, đó là một suy nghĩ sai lầm vì vấn đề trong kinh điển đều để làm rõ hơn cho Luật Nhân – Quả và Tứ Diệu Đế mà thôi.

Thậm chí, có nhiều kinh điển đã bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với ý Phật nữa. Do vậy, người Phật tử chúng ta cứ nắm chắc giáo lý căn bản trước rồi tìm hiểu thêm các kinh điển cũng chưa hề muộn, lại yên tâm vì luôn theo đúng lời Phật nói.

4. Niệm Phật đọc danh hiệu Phật là quan trọng nhất

“Nam mô A Di Đà Phật” là một câu niệm phổ biến và hầu như khiến nhiều người lầm tưởng. Đôi khi nhiều người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa. Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức như nhiều người vẫn nghĩ.

nhầm lẫn phổ biến về đạo phật

Thờ Phật trú trọng ở nột tâm chứ không phải hình thức bề ngoài

=>> Có thể bạn quan tâm: Bao nhiêu tuổi mới được thờ Phật?

5. Người xuất gia, theo Đạo Phật đều phải ăn chay

Ăn chay chỉ là một việc làm được khuyến khích chứ không phải là một loại quy định cấm kỵ trong đạo Phật. Khi còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn chứ không ăn chay. Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện. Phải chăng ăn chay chỉ để tránh nhân quả, nghiệp báo? Sau là tăng trưởng lòng từ bi với chúng sinh, gieo thiện duyên với chúng sinh.

Hiện nay ở Ấn Độ, nhiều người dân ăn chay, từ tầng lớp trung lưu trở lên là họ ăn chay, còn tầng lớp dưới mới có một số ít ăn mặn. Từ xưa, không có sự phân biệt chay mặn với giới tu Phật vì nhiều tầng lớp cao trong xã hội cũng ăn chay. Phật giáo Đại thừa để có thể phát triển tâm từ bi, gieo thiện căn với chúng sinh để giải thoát không chỉ cho mình mà cả cho người. Còn giáo lý nguyên thủy là nền tảng, đề cao giải thoát cá nhân.

Với mục tiêu đó thì việc chay mặn không phải là cốt yếu. Ngày nay điều kiện kinh tế khá hơn, Phật tử chuẩn bị được đồ chay cho chùa chiền nên các nhà sư mới có thể ăn chay liên tục được.

Không phải tu đạo Phật là bắt buộc phải ăn chay

6. Đức Phật ban vật chất, thỏa mãn cầu mong

Ngày nay hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa người tu hành ít nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ ban cho nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.

Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không hề ban phát sự sung sướng. Muốn được hạnh phúc, cách tốt nhất là nghiên cứu con đường Phật để giữ đúng bản tâm, làm việc thiện. Việc cầu xin ban tài lộc hay bất kể ước mong đều vô nghĩa.

7. Đạo Phật chỉ dành cho người già

Ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm. Nhưng đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn cải thiện đời sống theo hướng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi chuyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá cách sống đúng, như vậy thì quả là điều đáng tiếc cho tuổi trẻ.

7 sự nhầm lẫn phổ biến về đạo Phật

Tu Phật không phân biệt tuổi tác, sang hèn

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi của Đúc Tượng Phật Bảo Long sẽ giúp bạn đọc biết thêm kiến thức và tránh phải những nhầm tưởng sai về đạo Phật. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Phật bằng đồng, hãy tham khảo các sản phẩm của chúng tôi. 

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Ngoài ra, Bảo Long nhận chế tác tượng Phật theo yêu cầu. Liên hệ ngay Hotline:0968.966.268 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất nhé.