Phật Hoàng Trần Nhân Tông được biết đến không chỉ bởi là vị Minh quân trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ông còn là vị tổ khai sinh ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Cho đến ngày nay, người dân vẫn luôn tôn sùng và thờ phục ông như vị Phật, người có công lao lớn cho dân tộc. Cùng ngược lại quá khứ để tìm hiểu về cuộc đời vua Trần Nhân Tông, sơ tổ Điều Ngự và ý nghĩa tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vĩ nhân có công lao lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, phát triển văn hóa tôn giáo
Đức Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (1258). Ngài là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Sử sách ghi lại rằng khi Ngài mới sinh ra đã có "dung mạo của bậc thánh nhân, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, sắc thái như vàng ròng", nên được vua cha đặt cho tên hiệu là Phật Kim.
Năm Giáp Tuất – 1274, Ngài được lập làm Hoàng Thái tử khi tròn 16 tuổi. Trong cùng năm đó, Ngài đã kết duyên cùng công chúa Quyên Thanh, là trưởng nữ của Hưng Đạo Đại Vương. Năm Mậu Dần – 1278, khi vừa tròn 20 tuổi, Hoàng Thái tử Khâm được Vua Trần Thánh Tông truyền ngôi xưng là Hoàng đế, hiệu là Hiếu Hoàng. Năm sau, 1279 Đức vua Trần Nhân Tông đổi niên hiệu là Thiệu Bảo. Kế tục sự nghiệp của các Tiên đế nhà Trần, Đức vua đã thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị.
Khi giặc Nguyên – Mông xâm chiếm Đại Việt vào năm 1282, Ngài chủ trì hội nghị Bình Than để lấy ý kiến của toàn quân, toàn dân Đại Việt đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Sau đó, Ngài đã trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông vào các năm 1285 và 1288. Tinh thần Hào khí Đông A mạnh mẽ, Ngài đã cảm hứng bằng hai câu thơ để cổ vũ quân, dân:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng. Sau khi nhường ngôi, năm 1294, Thượng hoàng Trần Nhân Tông vẫn đích thân lãnh đạo quân Đại Việt đi chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi và tiếp tục mối bang giao hòa hảo với đất nước “Triệu voi”. Sau khi quốc gia, xã tắc được bình yên, Ngài trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) xin xuất gia cầu đạo với Quốc sư Huệ Tuệ, khởi đầu cho sự nghiệp tu hành và sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm.
Có thể nói, con đường vua Trần Nhân Tông đến với Phật giáo cũng gần giống con đường của Phật Tổ Như Lai tu đạo. Ngay từ khi còn nhỏ, Thái tử Khâm đã theo học đạo với Tuệ Trung Thượng sĩ, và được Thượng sĩ hết lòng hướng dẫn, trao truyền những yếu nghĩa thiền tông. Ngài đã ngộ ra chân lý đạo màu khi đọc lời dạy: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” ( dịch nghĩa là: Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được). Ngài tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy, và thường tới chùa Tư Phúc trong kinh thành Thăng Long để tụng kinh, tọa thiền, sám lễ Tam bảo, thấu đạt cả nội điển và ngoại điển.
Năm 1299, sau khi truyền ngôi cho Thái tử, giúp vua Anh Tông ổn định bờ cõi, Ngài thẳng tiến lên núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh), lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Ngài cho dựng chùa, giảng pháp, độ Tăng. Người học Phật quy tụ về Yên Tử rất đông. Đồng thời, Ngài đã thống nhất ba dòng thiền: Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường thành lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc Đạo”, “Hòa quang đồng trần” là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt.
Hương Vân Đại Đầu Đà thường xuyên đi các nơi để giảng dạy Phật pháp. Ngài không chỉ hoằng pháp ở khắp vùng thành thị, thôn quê mà còn du lãm ra cả các vùng đất bên ngoài, các nước lân bang. Năm 1301, Ngài đến trại Bố Chính (nay là Lệ Thủy, Quảng Bình) lập am Tri Kiến (nay là chùa Hoằng Phúc) tu hành, nắm vững tình hình và thực hiện hành trình hóa độ cho các nước láng giềng phía Nam tới Chiêm Thành.
Quốc vương Champa rất kính cẩn thỉnh mời Ngài giảng giải giáo nghĩa Thiền tông. Thông qua Phật pháp, Ngài đã tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang. Kết quả là vùng đất châu Ô, châu Lý tức châu Thuận, châu Hóa mới được sáp nhập vào Đại Việt do vua Chế Mân dâng làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa.
Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp các địa phương, xóm làng trong nước để khuyến khích muôn dân giữ gìn năm giới, tu hành thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan, xây dựng chính tín.
Đén năm 1308, ngày mùng 1 tháng giêng năm Mậu Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 16, tại Cam Lộ đường chùa Siêu Loại (nay là Gia Lâm, Hà Nội), Điều Ngự Trần Nhân Tông đã trao chức vụ trụ trì chùa Báo Ân cho Ngài Pháp Loa và truyền tâm ấn phong làm Đệ nhị Tổ Trúc Lâm trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông. Đức Điều Ngự trở thành Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới các chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các lễ hội.
Ngày mùng Một, tháng 11 năm Mậu Thân – 1308, Sơ Tổ Điều Ngự Trần Nhân Tông nhập diệt tại đỉnh Ngoạ Vân, am Tử Tiêu, núi Yên Tử, thọ thế 51 năm. Theo các sách cổ sử, Ngài Bảo Sát phụng theo di chúc hỏa thiêu Điều Ngự để lại hàng ngàn hạt xá lỵ. Đệ nhị Tổ Pháp Loa và vua Trần Anh Tông cung rước ngọc cốt và xá lỵ về kinh thành cử hành quốc lễ tôn thánh hiệu là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”. Xá lỵ sau đó được chia thành nhiều phần được tôn trí tại Ngọa Vân Am, và Huệ Quang Kim Tháp hay còn gọi là Tháp Tổ tại chùa Hoa Yên, non thiêng Yên Tử (Quảng Ninh).
“ Dù ai tranh bá đồ vương
Trẫm xin gửi lại nắm xương chùa này”
Trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, Sơ Tổ Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã chủ trì cho khắc in Đại Tạng kinh và biên soạn kinh sách, ngữ lục. Qua đó, Ngài đã để lại cho hậu thế kho tàng pháp bảo vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tông thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung Hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục v.v…. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Thần linh, người có công với đất nước từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Phật Hoàng Trần Nhân Tông có công lao lớn trong việc bảo vệ tổ quốc, phát triển văn hóa, văn học , loại trừ mê tín dị đoan và đưa Phật giáo lên đỉnh cao. Từ đó, người dân Việt Nam luôn biết ơn, tôn kính vị mà thành tâm dâng hương, cúng lễ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở nhiều đình chùa, bàn thờ gia tiên.
Xây dựng tượng Phật Hoàng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, luôn tri ân đến những bậc tiền nhân, các chiến sĩ, các vị anh hùng … đã góp công trong việc khai sơn lập địa cũng như việc giữ gìn giang sơn gấm vóc để chúng ta có được một cuộc sống bình yên, tươi đẹp như ngày hôm nay.
Trong cuộc đời huy hoàng của mình, vua Nhân Tông luôn được ca ngợi là vị vua Anh minh, nhân từ, là bậc hiền nhân hiếm có. Ý nghĩa tượng Phật Hoàng biểu thị cho lòng nhân ái, tình thương người để tạo nên sức mạnh đoàn kết. Từ đó, xây dựng lên tập thể vững mạnh, tự cường.
Thờ tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông giúp con người nhận ra những giá trị đích thực, chân lý của cuộc sống. Ngài có thể từ bỏ Ngai vàng, từ bỏ quyền lực để 1 lòng tu đạo. Khi đất nước, nhân dân cần Phật Hoàng sẵn sàng đứng lên chỉ huy để đánh đuổi quân thù. Ta có thể thấy rõ ở Trần Nhân Tông là lý tưởng của bậc trượng phu và lý tưởng Bồ Tát. Ngài dứt bỏ hồng trần nhưng vẫn vương vấn hồng trần.
Ý nghĩa tượng Phật Hoàng là sự thể hiện trí tuệ của con người vĩ nhân. Ngài không kêu gọi tín đồ rời bỏ cuộc sống trần tục mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn. Hình tượng của Người đã vượt lên khỏi tầm vóc của một vị vua anh minh, một nhà quân sự lỗi lạc để trở thành một nhà tư tưởng lớn vượt qua thời đại.
Trần Nhân Tông cũng là nhân vật tài hoa, bản lĩnh ngoại giao, liên bang tốt. Vua Nhân Tông đã dùng trí tuệ và sự nhân từ kết hợp với tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt để tập hợp mọi người vào sự nghiệp chung xây dựng nước Đại Việt . Kết nối tình người với các dân tộc trên thế giới nhằm xóa bỏ khoảng cách địa lý, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.
Ngoại trừ một số tượng cổ tại các ngôi chùa trên núi Yên Tử và một vài nơi liên quan mật thiết với Ngài, rất ít tư liệu hay tranh vẽ có hình ảnh Phật Hoàng. Trong tư tưởng của người Việt, Trần Nhân Tông không có hình dáng cụ thể, nhưng Ngài luôn hiện hữu trong tâm trí ta với sự ung dung, bậc đại sĩ trí tuệ và 1 nhân cách vĩ đại.
Ngày nay, ta thường thấy Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông có dáng dấp mềm mại, đầy đặn và khoẻ khoắn không có cơ bắp. Đó là cơ thể của một người thiên về văn chương hơn là võ nghệ. Miệng của tượng hơi vuông mà không thô, tỏ vẻ cương quyết mà buông xả, tai dày định tĩnh, dái tai vừa phải. Mắt tượng tròn, sâu, sáng lên sự trí tuệ, cặp lông mày cong và không gồ lên. Đôi mắt mở to và nhìn về phía xa xăm, lột tả sự minh mẫn, nhu nhuyễn, tuỳ duyên thuận pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Một số mẫu tượng có dáng ngồi thiền, mắt hơi nhắm nhìn xuống dưới được mô phỏng theo bức tượng nổi tiếng ở tháp Huệ Quang, chùa Hoà Yên, Yên Tử. Mũi của tượng tròn chảy xuống vừa phải nhưng sống mũi hơi khoằn, đỉnh mũi hình giọt lệ như nhân tướng chung của các bậc triết gia hay những người thường nghiền ngẫm suy tưởng. Ngón tay của tượng có khiếm khuyết bởi Phật Hoàng đã đốt 2 ngón tay để cúng dường chư Phật và tỏ rõ quyết tâm xuất gia.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông thường đặt trên bệ hoa sen hoặc bệ vuông. Phong cách tượng mang những nét đẹp của Đức Phật Như Lai.
Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)