Đức Phật Dược Sư là vị Phật có khả năng trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Ngày nay, tượng ngài không chỉ được thờ nhiều tại chùa, đặt cạnh tượng Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà mà còn được Phật tử thỉnh về thờ tại gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa tượng Phật Dược Sư và 12 đại nguyện của người. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây. 

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

Phật Dược Sư được thờ nhiều tại các chùa

Phật Dược Sư là ai? 

Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc.

Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”), còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như, Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Như Lai, Đại Y Vương Phật do bổn nguyện của ngài là “cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh” cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.

7 vị tượng Phật Dược Sư bao gồm:

+ Bhaisajyaguru: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

+ Abhiyaraja: Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

+ Dharmakirtisagara: Pháp Hải Lôi Âm Như Lai

+ Asokottamasriraja: Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai

+ Suvarnabhadradravimala: Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai

+ Svaragosaraja: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

+ Suparikirti-tanamasriraja: Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông

Ý nghĩa danh hiệu Đức Dược Sư

Dược là thuốc, Sư là thầy. Phật tên Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Kinh tên Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức. Dươc Sư là ông thầy thuốc. Lưu Ly là một thứ ngọc trong suốt từ trong ra ngoài. Thiền tông có khẩu hiệu “đập vỡ thùng sơn”. Thùng sơn ví thân ngũ ấm của chúng ta.

Trong đen xì ngã chấp, ngoài đặc xịt pháp chấp. Có phá vỡ thùng sơn thì việc làm của người tu hành mới xong. Bát Nhã Tâm Kinh dạy: “Chiếu kiến năm uẩn đều không, độ thoát hết thảy khổ ách”. Tướng mạo tối đặc như thùng sơn đen là do 2 căn bệnh chính: kiến hoặc và tư hoặc. Kiến hoặc là thấy lầm, tư hoặc là nghĩ lầm.

Dùng danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật để trong uống ngoài xoa. Trong uống là mỗi mống niệm vọng tưởng (tư hoặc) liền biết. Biết vọng thì vọng tan. Mỗi khi tham sân si hiện hành liền biết gốc do kiến hoặc. Cần thanh tịnh sáu căn.

Đề khởi hai chữ Dược Sư là tự nhắc bổn phận thiết yếu, từng niệm từng niệm giác sát, thanh lọc nơi tâm. Thế là trong uống. Còn ngoài xoa là tin chắc có nguyện lực của Phật hộ niệm. Phật không ở đâu xa. Phật thường trụ ngay tại đương niệm. Chúng ta chỉ vì phan duyên, thọ kích thích, tưởng biến hóa, sắc làm mù, năm ấm che lấp khiến tựa hồ như xa cách Phật.

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

Tổ dạy: “Tâm bình thường là đạo”. Tâm bình thường là Lưu Ly, trong không bị tư hoặc làm mê, không bệnh ngã chấp. Ngoài không bị kiến hoặc đánh lừa, giải thoát pháp chấp.

Quang nghĩa là sáng suốt. Sáng đây không phải là ánh sáng mặt trời mặt trăng. Ánh sáng trí tuệ thuộc tinh thần không có hình tướng. Trong khi niệm, nghe âm thanh rõ ràng không mờ, từng tiếng minh bạch là tánh giác sáng tỏ. Nếu nghe không rõ, thì hoặc bị hôn trầm, hoặc đã vướng vào một trần cảnh nào khác.

Tánh nghe chính là tánh giác ở khắp pháp giới. Nghe rõ tiếng niệm tức là ngay lúc ấy, ta đã trở về tánh thể. Tánh này đồng với chư Phật và dĩ nhiên đồng với đức Dược Sư Lưu Ly Quang. Niệm danh hiệu ngài để tự nhắc tâm mình, tâm Phật vẫn thường trụ ở khắp mười phương không rời nhau.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Mười phương Như lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn chạy thì mẹ dẫu nhớ có làm gì được. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời chẳng rời xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, đời này đời sau quyết định thấy Phật”.

Không nói trong suốt như pha lê mà nói trong suốt như lưu ly, vì ngọc lưu ly màu xanh lơ (xanh da trời). Ngửa lên bầu hư không, ta thấy một màu xanh nhè nhẹ. Tìm thể chất thì chỉ có hư không nên đức Phật dùng màu này tượng trưng những gì huyễn vọng, không thật có.

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

Năm ấm, ngã chấp, pháp chấp, kiến hoặc, tư hoặc… bao nhiêu bệnh hoạn nặng nề của thế gian, dưới con mắt Phật, chỉ là những hoa đốm ở hư không. Cứ chữa khỏi bệnh lóa ở mắt thì hoa đốm sẽ không còn. Cứ tỉnh ra, đừng ngủ mơ nữa thì những giấc mộng cọp vồ, nhà cháy đâu còn.

Mặt trời trí tuệ của tất cả chúng sanh bản lai vẫn thường sáng. Chỉ vì chuyên sống với tâm phan duyên, quên tánh bản giác mà hóa thành thùng sơn năm uẩn. Nay vâng theo giáo pháp Dược Sư, chuyên trì danh hiệu Phật, sẽ thoát vô minh sanh tử, trở về bổn tâm viên quang.

Dược Sư là công dụng. Lưu Ly là thể tịnh. Quang là tánh giác. Chữ Vương là hình-dung-từ để hiển công dụng thù thắng, thể thanh tịnh, tánh quang minh, mỗi mỗi tuyệt vời.

Đức Phật Dược Sư là 1 trong 3 vị “Hoành Tam Thế Phật” gồm có đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi chính giữa, bên phải là là đức Phật A Di Đà, bên trái là đức Phật Dược Sư. Hoành Tam Thế Phật là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên, ý muốn nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật, lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng; còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.

>> Có thể bạn quan tâm: 11+ mẫu tượng Dược Sư bằng đồng đẹp nhất

Tìm hiểu 12 Đại Nguyện của Phật Dược Sư

Phật Dược Sư thường được thờ cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà. Trong kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức, Đức giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu cho chúng ta thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cùng những công hạnh và nguyên lực rộng lớn của Ngài. Đó là phương thức tối diệu để chỉ cách cho chúng ta một cảnh giới huy hoàng mà trong đó mọi người sẽ tìm được niềm vui bất diệt.

12 nguyện Lớn của Đức Phật Dược Sư:

1. Nguyện sau khi thành Phật, tự thân tôi sẽ có ánh sáng rực rỡ, chiếu tỏa khắp vô số thế giới, và tôi sẽ dùng thân tướng trang nghiêm đó hóa độ chúng sinh, khiến cho tất cả đều có được thân tướng trang nghiêm, sáng rỡ như chính thân tôi. 

2. Nguyện sau khi thành Phật, sắc thân tôi trong sáng như ngọc lưu li, uy đức bao la vòi vọi, sáng soi khắp nơi, khiến cho chúng sinh tăm tối nhờ đó mà tỏ ngộ, tùy theo ý chí mà tu tập các nghiệp lành. 

3. Nguyện sau khi thành Phật, tôi sẽ dùng phương tiện trí tuệ rộng lớn để cứu giúp chúng sinh, những gì họ cần thiết đều có đầy đủ, không bị thiếu thốn, đau khổ. 

4. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào lầm theo con đường bất chính, tôi sẽ hóa độ cho được an trú trong đạo giác ngộ; nếu họ tự mãn với đạo quả tiểu thừa thì tôi sẽ dùng giáo pháp đại thừa để hướng dẫn họ chứng đắc đạo quả đại giác ngộ. 

5. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào biết tu theo chánh đạo, tôi sẽ hộ trì cho họ gìn giữ được giới hạnh thanh tịnh, đủ cả ba nhóm giới luật đại thừa (tam tụ tịnh giới), không hề phạm lỗi. Nếu trót đã phạm lỗi, nghe đến danh hiệu tôi thì liền được thanh tịnh, không bị đọa lạc vào vòng ác đạo. 

6. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào thân thể yếu đuối, tàn tật, tâm trí ngu si, ngông cuồng, khi nghe danh hiệu tôi thì thân thể khỏe mạnh, tàn tật được lành lặn, dứt mọi bệnh khổ, phát sinh trí tuệ.

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

12 Đại nguyện của người với mong muốn chúng sanh thoát khỏi mọi bệnh tật

7. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, không thầy cứu, không thuốc chữa, không thân nhân chăm sóc, đau khổ mọi bề, khi nghe được danh hiệu tôi thì bệnh tật liền dứt, thân tâm an lạc, và phát tâm tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ. 

8. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có người đàn bà nào chán nản vì cho rằng mang thân đàn bà phải chịu nhiều điều bất hạnh, và muốn chuyển sinh làm thân đàn ông, khi nghe được danh hiệu tôi thì sẽ được chuyển sinh làm thân đàn ông, và cứ như thế mãi cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ. 

9. Nguyện sau khi thành Phật, tôi sẽ độ thoát cho chúng sinh vượt khỏi sự vây bủa của các lưới ma, các sợi dây trói buộc của vọng tưởng tà kiến, và dẫn dắt họ vào chánh kiến, tu tập hạnh nguyện Bồ-tát cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ. 

10. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào bị xử trị oan ức bởi luật nước bạo tàn, bị tù ngục gông cùm, tra tấn hành hạ, hoặc bị tai nạn nguy hiểm, đạo tặc chém giết v.v..., trăm điều đau khổ, khi nghe được danh hiệu tôi thì liền nhờ uy đức của tôi mà vượt thoát mọi đau khổ. 

11. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào sa vào cảnh đói khát khốn khổ, và vì miếng ăn mà phải gây ra các hành động tội lỗi xấu xa, khi nghe được danh hiệu tôi và chuyên tâm quán niệm thì tôi sẽ trước đem cho thức ăn ngon, sau đem pháp vị mà hóa độ, khiến cho an trú mãi trong niềm an lạc vô biên. 

12. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào nghèo túng đến nỗi không có áo mặc, đêm ngày phải chịu rách rưới, lạnh lẽo, trăm điều khổ sở, khi nghe được danh hiệu tôi và chuyên tâm quán niệm thì nhờ uy đức của tôi mà họ sẽ được có áo quần lành lặn đẹp đẽ, với đầy đủ các món trang sức thân thể. 

>> Có thể bạn quan tâm: A Di Đà là ai? Sự tích Phật A Di Đà

Đặc điểm hình tướng & Cách đặt tượng Dược Sư đúng nhất

1. Đặc điểm tượng Phật Dược Sư

Ngày nay, Hình ảnh của Phật Dược Sư thường được thể hiện với hình dạng giống như Đức Phật. Nếu không dựa vào pháp bảo hay tư thế thì rất khó để nhận biết dược Tôn hiệu.

Tượng Phật Dược Sư ở Tịnh Độ tông được mô tả sở hữu làn da màu xanh. Ngài thường được mô tả ở tư thế ngồi, mặc ba áo choàng của một tu sĩ Phật giáo hở ngực, trước ngực thường có chữ Vạn.

Trên tay Đức Phật cầm một lọ mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt trên đầu gối phải, cầm thân cây Aruna hoặc Myrobalan giữa ngón tay cái ngón trỏ. Một số kinh Phật ghi chép lại, Đức Phật có một vòng hào quang của ánh sáng màu lưu ly xung quanh người.

Trong các mô tả của Phật giáo Đại thừa, đôi khi Phật Dược Sư còn đang giữ một ngôi chùa, tượng trưng cho mười nghìn vị Phật của ba thời kỳ.

2. Vị trí đặt tượng Phật Dược Sư

Thông thường, tượng Phật Dược Sư hiếm khi được thờ một mình độc tôn mà sẽ thờ cùng với các vị Phạt , Bồ Tát khác. Trong đó, phổ biến nhất là thờ tượng Tam Thế Phật, thờ Dược Sư Tam Tôn là thờ Thất Phật Dược Sư. Ta có thể dự vào vị trí đặt tượng hoặc dựa vào các vị xung quanh để nhạn diện tượng Phật Dược Sư.

- Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai hoặc Phật ở tam phương)

"Hoành Tam Thế Phật" là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên. Trong đó gồm có tượng Thích Ca ở vị trí trung tâm, Phật Dược Sư phía Đông ở bên trái, phía Tây còn lại là Phật A Di Đà. Ý nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật.

Lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng, còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

- Dược Sư Tam Tôn (Phật Dược Sư, Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, Bồ Tát Nguyệt Quang Biến chiếu)

Đông Phương Tam Thánh hay còn được gọi là Dược Sư Tam Tôn, là 3 vị Bồ Tát của thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông. Thường xuất hiện gồm có giáo chủ Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát.

Phật Dược Sư độ hóa chúng sanh hữu tình, nhất là chúng sanh bệnh tật đau khổ, để đạt được lợi ích an lạc. Tại thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly Phương Đông có rất nhiều vị Bồ Tát dưới sự lãnh đạo của Nguyệt Quang và Nhật Quang hai vị Bồ Tát. Hai vị Bồ Tát này sẽ theo thứ tự thay thế khi Phật Dược Sư nhập Niết Bàn. Với bộ tượng đồng, thường xung quanh sau lưng tượng sẽ có thêm một lòng ánh ánh hào quang.

- Thờ Thất Phật Dược Sư: Đơn giản chỉ cần nhìn vào 7 pho tượng gần như giống nhau, chỉ khác ở ấn thủ, được xếp theo bộ thì đó chính là Thất Phật Dược Sư.

1. Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Vô Úy ấn, tay trái kết Chánh Định ấn.

2. Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Nguyện ấn.

3. Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, thân màu hoàng kim, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.

4. Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, hai tay kết Đẳng Trì ấn.

5. Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, thân màu đỏ nhạt, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.

6. Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, thân màu đỏ, tay phải kết Thí Nguyện ấn, tay trái Kết Chánh Định ấn.

7. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tay phải kết Thí Nguyện ấn cầm quả A Lỗ Lạt, tay trái kết Chánh Định ấn.

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

Thỉnh, mua tượng Phật Dược Sư ở đâu? 

Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị chế tác tượng đồng lớn nhất cả nước. Các mẫu tượng của chúng tôi được chế tác bởi người nghệ nhân giỏi làng nghề Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực, tỉ lệ cân đối và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu 3 phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

ý nghĩa tượng phật dược sư và 12 đại nguyện của người

Chúng tôi nhận đúc tượng Phật bằng đồng theo yêu cầu

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về Ý nghĩa tượng Phật Dược Sư và 12 Đại Nguyện của người. Nếu quý vị đang quan tâm đến dịch vụ đúc tượng Phật của chúng tôi, hãy gọi đến Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn chi tiết. 

Nguồn: Tổng hợp

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long