Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu vai trò của Thành Hoàng làng trong văn hóa tâm linh của người Việt dưới bài viết sau nhé!

Thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối

Thành Hoàng làng là ai?

Thành Hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó.

Nhà văn Sơn Nam từng viết: Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh...

Giống như Táo công và Thổ công, Thành Hoàng cai quản đình làng và cả một khu vực làng xã, hoặc thành lũy có đường biên, tức là quyền lực lớn hơn thần Đất, quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng.

Do vậy, hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành Hoàng của làng hay phường hội. Thành Hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề).

Mỗi làng, mỗi thành đều chọn thờ một Thần Thành Hoàng để thần bảo vệ và ban phúc lành cho dân, có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị. Tôn thờ Thành Hoàng làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành Hoàng làng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được, là phương tiện, là động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.



Thành Hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam

==>Có thể bạn chưa biết Ngọc Hoàng là ai?

Vai trò của Thành Hoàng làng trong văn hóa tâm linh của người Việt

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm” Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam.

Đình thờ tượng Thành Hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của Thành Hoàng. Cho nên sự thờ phụng Thành Hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.

Thành Hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ. Việc thờ phụng Thành Hoàng như sợi dây liên kết vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Cũng chính vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành Hoàng để xin phép trước.

Trong tâm thức người dân quê đất Việt, Thành Hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành Hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.

Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hoá truyền thống.

Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy những truyền thống thống ấy là trách nhiệm của mỗi người và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm” Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam

==>Xem ngay +100 mẫu tượng Phật Thích Ca cho đền, chùa cực đẹp

Lễ hội thành hoành làng

Vào mùa xuân, khi mưa bụi dát lên những nụ đào, nụ mận lớp áo mỏng manh óng ánh màu xanh bạc cũng là lúc mùa lễ hội Thành Hoàng làng diễn ra.

Lễ hội thờ Thành Hoàng làng là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hoá giữa các làng xóm với nhau, là nét văn hoá đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá làng, là sự kết tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập.

Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và phổ biến ở khắp nơi. Tục thờ cúng Thành Hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng.

Hàng năm, ngày giỗ Thành Hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành Hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng…

Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình.

Vào mùa xuân, khi mưa bụi dát lên những nụ đào, nụ mận lớp áo mỏng manh óng ánh màu xanh bạc cũng là lúc mùa lễ hội Thành Hoàng làng diễn ra

Văn khấn thành Hoàng làng

Khi đến Đình, Đến, Miếu các bạn có thể khấn bài văn khấn dưới đây: Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

! – Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

 – Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

 – Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

 – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại……………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm………………………………………………

Hương tử con đến nơi…………………thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Khi đến Đình, Đến, Miếu các bạn có thể khấn bài văn khấn Thành Hoàng làng

Trên đây là những chia sẻ của Bảo Long về vai trò của Thành Hoàng làng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Chắc hẳn mọi người đã có thêm nhiều hiểu biết về vị thầ cai quản làng, xã này. Nếu bạn đang quan tâm đến tượng Thành Hoàng để tiến cúng cho làng, xã nơi mình đang ở  thì hãy tham khảo ngay cơ sở Đúc Đồng Bảo Long. Bảo Long tự hào khi là đơn vị đúc tượng phật uy tín và chất lượng. . Các mẫu tượng bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ thật, đẹp và nét truyền thần trong bức tượng.

Chúng tôi luôn sử dụng nguyên liệu đồng đạt chuẩn, nói không với đồng tạp đồng pha đem đến chất lượng cao cho từng sản phẩm. Mọi quy trình đều được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Qúy khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.