Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại các chùa, mang ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo. Hơn thế, tượng người còn được nhiều quý phật tử thỉnh về thờ tại gia. Và để quý độc giả hiểu hơn về người cũng như khám phá những pho tượng Quan Thế Âm Bồ quý hiểm được công nhận là bảo vật quốc gia, hãy cùng xem ngay bài viết này. 

Đôi nét về Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

Theo trang bách khoa toàn thư Wikipedia "Quan Âm (觀音/kan'on, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm) là tên của một vị Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/avalokiteśvara) tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận.

Các Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa, gồm Quan Âm cùng các vị Bồ Tát Phổ Hiền (普賢/samantabhadra), Địa Tạng (地藏/kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (文殊師利/mañjuśrī)."

Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là  Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu "Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai".

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Tượng Phật Bà Quan Âm được thờ nhiều tại các chùa, tư gia của phật tử

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác.

Trong đạo Nho, hình tượng "cha nghiêm mẹ từ" là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.

Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được nhân vật hóa thành một cá thể hiện diện trong đời sống đó là Phật bà Quan Âm - Quan Âm Thị Kính. Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng sanh.

Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát, tại Việt Nam hay được gọi là Phật Bà Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát có vị trí quan trọng và được nhiều người thờ phụng. Ngài đức độ, bao dung, được coi nhưng Đức mẹ của con người. Tượng Quán Thế Âm thường được đặt thờ ở vị trí quan trọng, nơi có không gian thanh tịnh. Vào mỗi dịp đặc biệt, hay những khi con người lâm vào một sự việc cấp thiết, người ta sẽ thành tâm dâng lễ, nguyện cầu được hóa giải. 

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.

Bồ tát Quán Thế Âm còn được biết đến với tên gọi Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Từ Hàng hay Từ Hàng Đại sĩ.

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Thờ tượng Phật Bà Quan Âm để giác ngộ những giáo lý của người

Tổng hợp những pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát quý hiếm từ Nam ra Bắc

1. Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Hồi Hạ

Ngày 30-12-2013, Pho tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Pho tượng cao 315 cm, nặng khoảng 3 tấn. 

Đây là một trong những pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ lớn và đẹp nhất của loại hình tượng Quan Âm Diệu Thiện mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16.

Pho tượng được ghép từ nhiều miếng gỗ lớn, nhỏ bằng nghệ thuật tạo tác đạt ở đỉnh cao của nghề gỗ. Ngoài ra, dựa trên các dấu vết còn lại đến nay cho thấy, pho tượng đã từng được sơn son thếp vàng toàn bộ cả thân và bệ tượng. 

Tượng Quan Âm chùa Hội Hạ được chế tác theo kết cấu chia làm 2 phần chính: Phần thân tượng và phần bệ tượng. Phần tượng thể hiện là hình ảnh Phật Bà Quan Âm với 42 tay. Đầu đội mũ Thiên quan, gương mặt tròn đầy thể hiện vẻ đẹp của sự từ bi, đức độ. 

Những bắp tay căng tròn, những bàn tay với ngón tay mềm, mũm mĩm, duyên dáng đang vươn ra. Trong số 42 tay, đôi tay chính chắp trước ngực thể hiện thủ ấn Liên hoa hợp chưởng, hai tay đặt dưới lòng kết thủ ấn Thượng phẩm thượng sanh. Mỗi bên vai 19 cánh tay tỏa sang hai bên, xòe mở, mỗi tay tượng đều cầm pháp khí. 

Có thể nhận thấy một số pháp khí như: Sổ châu thủ; Nguyệt tinh ma ni thủ; Ngũ sắc vân thủ; Bảo kiếp thủ; bảo bát thủ; cô lâu... Nhiều pháp khí đến nay đã không còn nhưng ta vẫn có thể bổ sung khi đối chiếu Tứ thập nhị thủ nhãn đồ của chú Đại Bi.

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Pho tượng Quan Âm Bồ Tát từng đặt tại chùa Hồi Hạ

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 100 pho tượng Phật Thích Ca đẹp bằng đồng

2. Tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp có nhiều tượng cổ với giá trị thẩm mỹ cao, trong đó nổi bật nhất là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thế kỷ XVII. Pho tượng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nền văn hóa và nghệ thuật Việt Nam, đánh dấu mốc cho sự phát triển của tinh thần dân tộc. Pho tượng Phật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong Đợt đầu tiên năm 2012.

Tượng Quan âm Bút Tháp được làm từ các nguyên liệu: gỗ mít, sơn ta, vàng, bạc, son. Tượng được chia thành 3 phần khác nhau:

- Phần thân tượng, tính từ đỉnh cho đến mép mặt bệ đài sen - 221 cm. Tượng được lắp ghép từ nhiều khối khác nhau phần đầu từ tượng nhỏ A di đà đặt trên đỉnh xuống bốn tầng mặt ba chiều phía dưới đến cổ, là một khối liền. 

- Từ vai đến khối chân là một tổng thể liền nhau. Khối chân xếp bằng, và 42 tay lớn lắp ghép vào khối thân, các tay đều lắp rời, có tay làm liền, có tay lại chia ra từng đoạn ghép vào nhau. 

- Phần bệ tượng gồm đài sen rời đặt ghép trên đầu con Tràng ba Long vương đội bệ, hai tay của con long vương cũng lắp rời.

- Từ mặt bệ chạm khắc sóng nước đến chân bệ được gập thành ba khúc cũng lắp ghép. Phần bảng tay phía sau tách rời, gồm 14 vòng tay, số vòng tay giảm dần như sau: 102, 102, 95, 88, 80, 69, 60, 45, 37, 27, 26, 23, 19, 16. Tổng cộng là 789 cái tay nhỏ. 

Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc.

Pho tượng Quan Âm Bồ Tát từng đặt tại chùa Hồi Hạ

Pho tượng Phật được công nhận là Bảo vật quốc gia trong Đợt đầu tiên năm 2012

3. Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Đào Xuyên

Pho tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Đào Xuyên có niên đại từ thế kỷ 16. Pho tượng được công nhận là tượng Quán Thế Âm cổ xưa nhất Việt Nam còn được lưu giữ. 

Tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Đào Xuyên làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ sen hình lục giác, chiều cao 1,35m không kể bệ, tính cả bệ là 2,31m. 

Tượng được tạo tác trong thế tham thiền nhập định, tấm cà sa khoác trên vai người tạo thành nhiều nếp áo mềm mại chảy dài phủ tới tận tòa sen. Nét đặc sắc của tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên có đến 652 cánh tay, với 42 tay lớn và 610 tay nhỏ.

Trong đó, 42 cánh tay lớn của tượng mang nhiều dáng điệu khác nhau như cầm linh khí, hoặc bắt quyết, không tay nào giống tay nào. Hai đôi tay chính chắp trước ngực và đặt trong lòng. 

Phía sau tượng có 610 cánh tay nhỏ xếp thành 5 lớp như nan quạt ở 2 bên sườn, xòe rộng tới 155cm. Phần cánh tay tạo nên một vòng hào quang tỏa sáng quanh người. Khuôn mặt tượng Quan Âm đầy đặn cân đối, thể hiện một phụ nữ Việt. 

Những đặc điểm như khuôn mặt tròn, mắt lim dim nhìn xuống, mũi thon thẳng, má bầu, miệng nhỏ, tai dài đeo hoa, cổ cao nhưng chỉ có một ngấn, tóc buông sau lưng. Đầu tượng đội mũ được trang trí cầu kỳ.

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Pho tượng được công nhận là tượng Quán Thế Âm cổ xưa nhất Việt Nam còn được lưu giữ

4. Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở

Trong số các loại tượng này ở Việt Nam thì tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở, Hưng Yên có số lượng tay nhiều nhất, tới hơn một nghìn chiếc (1.113 tay). 

Ngoài việc các cánh tay được ghép thành hình vòng cung như ở tượng chùa Bút Tháp. Các cánh tay còn được phát triển tiếp lên phía trên đầu vị Phật, tạo thành các đường vòng uốn khúc liên tục như những đám mây cuộn. 

Đặc biệt, các tay nhỏ của Quan Âm không chỉ tạc từ cánh tay trở ra mà nó còn có thêm phần gập của khuỷu tay.

Đôi tay trên cùng được chụm lại ở phía trên đỉnh của mũ thiên quan (được gọi là tay Đảnh hóa Phật), hình thức này được làm theo khuôn mẫu của tượng Phật Trung Quốc. 

Điểm ấn tượng nhất của pho tượng này là có thêm một đôi tay ở sau lưng tượng (được gọi là tay Phổ Lễ), việc này làm cho bức tượng có thêm một không gian nữa, tạo thành không gian đa chiều cho việc thưởng thức nghệ thuật tượng. Thân hình tượng Mễ Sở nhỏ hơn tượng Bút Tháp.

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở được Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 7 năm 2018.

Pho tượng có số lượng tay nhiều nhất, tới hơn một nghìn chiếc (1.113 tay)

Có thể nhận ra rằng trong số hàng trăm bảo vật Quốc gia qua 8 đợt ghi nhận, số lượng tượng Phật cổ còn được giữ lại không nhiều. Một đặt điểm mà các pho tượng Quan Âm Bồ Tát được công nhận đó là tất cả đều là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. 

Từ đó, ta có thể nhận định rằng, khi phật giáo du nhập tới Việt Nam, đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Đặc địa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã tồn tại từ thời kì sơ khai dựng nước. Người ta coi Đức Mẹ là đấng tối cao. 

Các câu chuyện dân gian về Mẫu Liễu Hạnh vẫn còn được truyền tụng tới tận ngày nay. Và trong câu chuyện đó, hình tượng Mẫu Liễu Hạnh có rất nhiều đặc điểm tương đồng với câu chuyện Quan Âm Diệu Thiện Trung Hoa. Tất nhiên đây chỉ là một phép so sánh theo suy nghĩ cá nhân, nhưng không phải không có cơ sở.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp +55 pho tượng Phật A Di Đà cực đẹp

Đúc Đồng Bảo Long - Cơ sở đúc tượng Phật bằng đồng uy tín 

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Chúng tôi nhận chế tác tượng Phật theo yêu cầu khách hàng

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Một số công trình đúc tượng Phật lớn tại Đúc Đồng Bảo Long

Chúng tôi nhận đúc tượng Phật bằng đồng cho các chùa trên toàn quốc, nhận đúc trực tiếp tại chùa, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thiện nhanh chóng. 

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

những pho tượng quan thế âm bồ tát quý hiếm

Video xem thêm

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý Phật tử có những kiến thức hay về các mẫu tượng Quan Thế Âm bồ Tát quý hiếm hiện nay. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. 

Nguồn: Tổng hợp

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long