Chúng ta thường nghe nhiều về nghi thức hô thần nhập tượng hay lễ an vị, khai quang điểm nhãn. Đây là một trong những nghi lễ linh thiêng, quan trọng phải thực hiện khi rước, thỉnh tượng Phật về thờ tại tư gia. Vậy thực hư việc hô thần nhập tượng như thế nào? Nhiều quan điểm cho rằng đây là nghi thức mê tín dị đoan, điều này liệu có đúng? Nghi thức được thực hiện như thế nào? Cùng giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây. 

thực hư việc hô thần nhập tượng

Hô thần nhập tượng hay còn gọi là lễ khai quang hoặc lễ an vị

Nghi thức "Hô thần nhập tượng" theo quan niệm dân gian

Sở dĩ có chuyện khai quang hay an vị, hô thần nhập tượng là vì nhiều người tin rằng, nếu không làm lễ, không tiến hành đưa thần lực của Phật an ngự vào tôn tượng thì những loài ma quỷ sẽ nhập vào đó để hưởng hương khói và sự cúng dường. Và như vậy, phật tử quỳ lạy tôn tượng Phật Bồ Tát mà thực sự ra là quỳ lạy ma quỷ.

Trên thực tế, trong vật liệu, không thể tránh khỏi có sự uế tạp, hay có tinh linh ngụ ẩn. Vì vậy, "hô thần nhập tượng", là để tiếp lấy cái linh khí càn khôn, cung thỉnh Phật thánh chứng minh, nhờ công đức và sự gia trì của chư Phật mà đạt đến chỗ "thông phi ngại" - không còn vướng mắc bởi cái trần lao. Từ đó cái tục, biến thành cái chân, cái thường biến thành cái thiêng. Sự cúng dàng từ đó mới trang nghiêm và viên mãn

Cần hiểu "hô thần nhập tượng" chỉ là tên dân gian đặt cho dễ hiểu. Tên đúng của nghi lễ này là: "Khai quang an vị khánh tán nghi."

Nếu không hiểu ý nghĩa của khoa "hô thần nhập tượng" thì rất có thể mọi người sẽ hiểu nhầm ý nghĩa của nghi lễ này là "hô" ông thần đến "nhập" vào tượng như nhập vong vậy. Điều này là hoàn toàn không đúng.

thực hư việc hô thần nhập tượng

Hô thần nhập tượng để tiếp thêm linh khí vào càn khôn

Thực hư việc hô thần nhập tượng: Đôi luồng ý kiến trái chiều 

Quanh nghi lễ khai quang điểm nhãn hiện cũng có không ít luồng ý kiến trái ngược. Cụ thể, theo quan điểm của 1 trường phái Phật giáo thì nghi thức này hoàn toàn không cần thiết. Bởi họ cho rằng, tượng Phật và Bồ Tát chỉ là những công cụ để tu hành. Thế nên, chẳng có lý do gì mà chúng ta thờ phụng và lễ bái Ðức Phật, trong khi Ngài không có mặt để thọ lãnh sự lễ bái đó. 

Tôn tượng chỉ là một hình tượng vô tri vô giác, đứng trước pho tượng Phật, người phật tử chỉ gián tiếp hồi nhớ lại những đặc tính của Ngài, tri ân Ngài vì đã khám phá chân lý và vạch ra con đường giải thoát cho chúng sinh. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là, sự cúng bái, phụng thờ quan trọng nằm ở đức tin và lòng thành, lòng sùng kính, chứ không phải ở nơi tượng Phật và Bồ Tát. 

Cũng có luồng ý kiến cho rằng, hình tướng trang nghiêm luôn tạo nên sự ái kính. Cho nên tôn thờ Phật tượng đã trở thành một phần không thể thiếu cho trong đời sống tâm linh của con người. Hình tượng Phật Thánh Tiên Bồ tát trở thành điểm gắn tinh thần của con người với các đấng vô hình, có liên quan đến khí vận của mỗi tín đồ. 

thực hư việc hô thần nhập tượng

Nhiều người cho rằng nghi thức hô thần nhập tượng là điều không cần thiết

Hiểu đúng bản chất việc hô thần nhập tượng 

Liên quan đến nghi lễ “khai mắt” cho tượng Phật, căn cứ theo trích lục từ Từ điển Phật học định nghĩa thì mắt thường được chia ra ngũ nhãn là: Nhục nhãn: mắt của thân xác; Thiên nhãn: mắt của chư thiên trên cõi trời sắc giới, cũng là mắt mà thiền giả đắc được khi đang tu tập. 

Với mắt này thì chẳng luận gần, xa, trong, ngoài, sáng tối, đều thấy được tất cả; Huệ nhãn: mắt của các vị tu tập đắc đạo, nhờ dùng trí tuệ quán được chân không vô tướng; Pháp nhãn: mắt trí tuệ của chư vị Bồ Tát, vì hóa độ chúng sinh nên nhìn thấy tất cả các pháp môn; Phật nhãn: Mắt của Chư Phật.

Theo Vô Lượng Thọ Kinh, chư Bồ tát ở cõi Tịnh độ có Ngũ nhãn và thường được hiểu là: Nhục nhãn: trong suốt, không có gì là không phân biệt tỏ rõ; Thiên nhãn: thông đạt, vô lượng, vô hạn; Pháp nhãn: quan sát cùng tột thật tướng của các pháp; Huệ nhãn: thấy được chân tướng, có thể độ chúng sanh sang bờ an vui; Phật nhãn: con mắt thấy đầy đủ, thông suốt vạn pháp.

Nói rộng ra như vậy để thấy rằng, riêng một tứ là “nhãn” trong phật pháp đã bao hàm nhiều tầng nghĩa. Thế nên, việc suy luận trần tục về một nghi lễ liên quan đôi khi sẽ gián tiếp tạo nên góc nhìn lệch lạc, ảnh hưởng đến việc tu tập đạo đức của nhân sinh, làm biến thiên tính chất cao đẹp vốn có của đạo Phật. 

thực hư việc hô thần nhập tượng

Nghi thức nhắc nhở Phật tử khi tu tập phải thành tâm 

Phật giáo hướng đến tu tâm và thành tâm, tu tập mong vượt thoát khỏi khổ đau và tham luyến, nên chuyện khai quang điểm nhãn để tượng Phật có thần lực, không cho ma quỷ chiếm phần công quả hay là để thêm linh nghiệm thì tuyệt đối là không có.

Bởi, cần phải hiểu việc thờ Phật và Bồ tát tại chùa cũng như tại gia vốn có ý nghĩa là nhằm nhắc nhở mọi người y theo lời dạy của chư Phật mà chăm chỉ tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. 

Đạo Phật quan niệm mọi việc trên đời này đều có nhân có quả, thờ Phật, Bồ tát không phải là để cầu xin ban phước ban lộc. Thế nên, không có chuyện cầu xin, cúng bái mà được.

Tạo nghiệp lành thì gặt quả lành, gieo duyên ác ắt gặp lại điều ác. Đó là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy, xét cho cùng, mục đích của việc hành trì nghi lễ khai quang điểm nhãn trong đạo Phật trước khi tượng Phật, Bồ tát nào đó được tôn thờ trong chùa cũng như tại nhà là để nhắc nhở mọi người hằng ngày phải luôn luôn hành trì Phật pháp, chùi rửa tâm bất tịnh để đạt được đến quả vị Phật, theo con đường của Phật mà tu tâm dưỡng tính.

Khai quang là gì? Nghi thức khai quang như thế nào?

Khai Quang là một phần nằm trong Nghi Lễ An Vị Phật. Một số Phật tử khi mới thiết lập bàn thờ Phật trong gia đình, hay khi thỉnh tôn tượng của Phật hay Bồ Tát về thờ, thường mời quý Thầy đến làm lễ an vị Phật.

Trong đó có nghi thức Khai Quang. Cũng có khi Phật tử mang những tôn tượng này đến Chùa để nhờ 1 vị Thầy Khai Quang dùm.

Nghi thức “Khai Quang” được quý thầy của tất cả các tông phái Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông của Việt Nam đều sử dụng nghi thức này nếu có yêu cầu của Phật tử. 

>> Để hiểu hơn về nghi thức Khai Quang, quý Phật tử có thể tìm hiểu thêm: Cách khai quang điểm nhãn cho tượng Phật thờ tư gia

thực hư việc hô thần nhập tượng

thực hư việc hô thần nhập tượng

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Đúc Đồng Bảo Long, quý Phật tử, quý bạn đọc sẽ hiểu hơn về nghi thức "hô thần nhập tượng". Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Phật bằng đồng, hãy tham khảo các sản phẩm của chúng tôi. 

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. 

>> Xem thêm: 

+55 Công trình đúc tượng A Di Đà trên toàn quốc

+99 Mẫu tượng Phật Bà Quan Âm cực đẹp 

+150 Bộ đồ thờ cúng bằng đồng đúc thủ công đẳng cấp