Phật giáo không đơn thuần là sự kiện tôn giáo mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Đạo Phật đã truyền bá vào nước ta gần 2000 năm, cùng trải qua những biến cố thăng trầm trong lịch sử dân tộc, có sức sống bền bỉ, gắn bó với nhịp sống của người dân Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về sự ra đời của đạo Phật và việc thờ Phật có ý nghĩa gì? Đúc đồng Bảo Long xin cung cấp thêm thông tin qua bài viết dưới đây.
Phật giáo là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay
Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan, thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.
Theo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN ở vùng núi phía Tây Bắc Ấn Độ do thái tử Siddhartha Gautama sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Tài liệu ghi lại rằng: “Thái tử nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
==>Xem ngay tượng Thích Ca Mâu Ni với nét đẹp truyền thần tại Bảo Long
Phật giáo ra đời như thế nào?
Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân núi Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng) cho công cuộc hoằng hóa chúng sinh.
Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sinh bị cám dỗ, luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình.
Đây cũng là lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai mở “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Ý nghĩa về ra đời của Phật giáo
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại.
Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”.
Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền bởi Đức Phật hiểu rõ ham muốn quyền lực của con người nên không giap giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại.
Bên cạnh đó, đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác.Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến.
Thờ Phật là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đó là hành động xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật.
Trong Phật giáo, việc thờ cúng được xem như là một mỹ tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc dùng để ca ngợi và nhớ ơn Đức Phật đã vid chúng sinh làm nhiều điều tốt đẹp.
Trong không gian thờ cúng thanh tịnh, tràn ngập mùi khói nhang hòa cùng sắc màu rực rỡ của đèn, hoa làm cho lòng người bỗng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn bao giờ hết.
Mọi người thắp hương cúng Phật là để cầu mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được sinh sinh tịnh độ…. Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư).
Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
– Tết Nguyên đán
– Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
– Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
– Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
– Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
– Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát
– Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát
– Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát
– Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh
– Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát
– Ngày 14/7: Lễ Tự tứ
– Ngày 15/7 : Lễ Vu lan
– Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
– Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư
– Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà
– Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo
Đối với Phật giáo Nam tông Khmer còn có một số ngày lễ theo truyền thống người Khmer, như:
– Ngày 13 – 15/4 dương lịch: Lễ mừng năm mới (CholChơnam Thmây – Tết dân tộc của người Khmer);
– Ngày 30/8 dương lịch: Lễ cúng ông bà tổ tiên (lễ Donta)…
– Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): Lễ Dâng Y (hay lễ Dâng Bông);
– Ngày 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Okcombok).
==>Có thể bạn đang quan tâm cách chuẩn bị mâm lễ cúng Phật
Đúc đồng Bảo Long tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thờ cúng bằng đồng có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Bảo Long chúng tôi quy tụ hơn 20 nghệ nhân hàng đầu đến từ làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo người nghệ nhân Bảo Long đã cho ra đời những sản phẩm có kiểu dáng đẹp với thiết kế hoa văn tinh xảo, sắc nét. Nguyên liệu đồng chuẩn nói không với đồng tạp, đồng pha cho độ bền vượt trội. Với 3 cơ sở Tp Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Nam Định và rất nhiều cơ sở vệ tinh khác.
Qúy khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.
HỎI – ĐÁP VỀ SẢN PHẨM
Hỏi: Tôi có thể đặt hàng như thế nào?
Đáp: Quý khách có thể liên hệ trực tiếp cho nhân viên bán hàng qua Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng.
Hỏi: Tôi có được kiểm tra hàng không?
Đáp: Quý khách kiểm tra hàng trước khi nhận hàng và chỉ thanh toán khi thấy ưng ý về sản phẩm.
Hỏi: Sản phẩm có dễ bị bay màu không?
Đáp: Đồng là kim loại có thể trường tồn mãi mãi, nhưng màu sắc sẽ biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, chúng tôi đã xử lý kỹ bề mặt cũng như tạo màu bằng phương pháp cho phản ứng hóa học nền màu sắc vô cùng bền. Màu sắc sản phẩm hoàn toàn có thể giữ nguyên từ 20-30 năm, thậm chí còn lâu hơn nữa.
Hỏi: Đúc Đồng Bảo Long có giao hàng đi các tỉnh không?
Đáp: Bảo Long có dịch vụ giao hàng toàn quốc. Về chi tiết quý khách liên hệ: 0968.966.268 để được hỗ trợ.
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)