Tùy vào mỗi vùng miền, tông phái, pháp môn mà sơ đồ bố trí tượng Phật có đôi chút khác nhau. Các ngôi chùa miền Trung mang phong cách của nhiều nền văn hóa khác nhau như phái Tiểu thừa, Đại thừa và văn hóa Champa,.. Việc bài trí các pho tượng Phật, chư Bồ Tát,...ở trong chùa không có sách vở nào ghi chép đầy đủ và chính xác nhưng thực chất việc bố trí luôn có nguyên tắc và ý nghĩa rất rõ ràng. Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc không gian chùa. Sơ đồ bài trí tượng Phật trong các chùa ở miền Trung có gì đặc biệt?Cùng cơ sở Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu về các chùa tại miền Trung cũng như kiến trúc nổi bật vùng miền này trong bài viết dưới đây nhé.
Các ngôi chùa miền Trung mang phong cách đa dạng, thuộc nhiều nền văn hóa khác
Việt Nam hiện có ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam, ngoài ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt, Nam tông Khmer và tịnh xá Phật giáo Khất sĩ.
Ðối với miền Trung, Phật giáo thâm nhập vào theo hướng các vị truyền giáo truyền bá Phật pháp theo đường biển sang Ðà Nẵng các vùng miền Trung. Ngoài ra, vùng Trung Bộ có một thời kỳ thuộc vương quốc Champa trước khi thuộc về người Việt. Do đó, lịch sử vùng đất Trung Bộ đi liền với sự cộng cư và hoà nhập giữa hai nền văn hoá lâu đời đó.
1. Lịch sử hình thành các ngôi chùa Trung Bộ
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tại miền Trung, sớm nhất có lẽ là Phật giáo tại khu cộng đồng người Champa. Phật giáo chính thức du nhập vào Champa vào khoảng đầu thiên niên kỷ I. Sau đó, Phật giáo đã nhanh chóng trở thành một hệ tư tưởng của cư dân Champa, nhiều khu vực và vùng đất trên khắp Champa đã từng lấy Phật giáo làm Quốc giáo. Tôn giáo này được ghi nhận phát triển mạnh mẽ nhất vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9 cho đến khi bị ảnh hưởng mạnh mẽ của luồng tư tưởng Phật giáo Đại Thừa từ phương Bắc.
Khoảng trước thời Trần, tại vùng Thuận Hoá (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hiện nay) thịnh hành các chùa thờ Phật với kiểu kiến trúc gỗ, tranh thấp bé mang phong cách Đại thừa. Ðạo Phật từ thời Trần là thịnh hành và phát triển đỉnh cao, nhiều chùa thuộc về Thiền Tông được xây dựng trên vùng đất này.
Năm 1858, Pháp xâm lược và cai trị, chấm dứt thời quân chủ nước ta, Việt Nam bị chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Miền Trung, tiêu biểu nhất Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập (1601), đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Trong khoảng thời kỳ này, hình thức thảo am ( tiền đề cho những ngôi chùa) được dựng lên rất nhiều như thảo am trên núi Hàm Long (chùa Báo Quốc), chùa Từ Ðàm, chùa Từ Lâm, chùa Vĩnh Ân... cũng đều phát triển từ thảo am.
Từ cuối thế kỷ XIX, với sự xâm nhập của người Pháp đã mang theo thành quả kỹ thuật xây dựng của phương Tây làm thay đổi bộ mặt kiến trúc của các ngôi chùa. Những kiến trúc mang đậm nét kiểu thức kiến trúc phương Tây cùng kỹ thuật xây dựng vòm cuốn, không gian kiến trúc lớn nhờ kết cấu bê tông cốt thép, gạch đá, vôi, xi măng... hoàn toàn khác hẳn với kiến trúc truyền thống của chúng ta trước đó. Một số ngôi chùa được xây dựng bằng bê tông cốt thép như chùa Viên Thông, chùa Thuyền Tôn, chùa Diệu Ðế, chùa Linh Quang,...
1. Các kiểu kiến trúc chùa miền Trung nổi bật
Kiến trúc ngôi chùa Miền Trung rất đa dạng và có nết đăc trưng riêng. Kiến trúc chính của chùa thường có nhiều căn nhà xây liền nhau hoặc cách nhau bằng những sân nhỏ hoặc sân vuông trồng hoa, cây cảnh, non bộ. Ngôi chánh điện có một mái hoặc mái chồng diêm tạo thành những hình dạng kiến trúc thường được gọi là chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công, chữ Môn, chữ Khẩu, chữ nội Công ngoại Quốc v.v…
Ở miền Trung, đặc biệt ở Huế, chùa thường được xây kiểu chữ Môn, chữ Khẩu.
Hầu như các chùa đều có cổng, cổng chùa là ranh giới giữa cõi đời và cõi đạo. Cổng có ba cửa gọi là Tam quan (Tam quan hay tam quán là ba mối, ba chỗ quán tưởng). Kiểu khác là Tam quan hai tầng, tầng trên dùng làm gác chuông (chùa Mía, chùa Đậu), hoặc tầng trên thờ tượng Hộ Pháp (chùa Linh Sơn Đông Thuyền, chùa Linh Phong), thờ tượng Phật (chùa Phụng Sơn), thờ tuợng vị tăng (chùa Vĩnh Tràng) v.v…
Tiền đường có mái ngói giả; hai bên là hai lầu chuông trống kiểu tứ giác, có hai tầng mái, đỉnh nóc nhọn thường trang trí hình bình tịnh thủy. Sau tiền đường là Chánh điện hay Đại hùng bửu điện là một toà nhà lớn, thường ba gian hay năm gian hai chái với kết cấu nhà rường, kèo cột gỗ hoặc cốt sắt giả gỗ. Các gian giữa, truớc thờ chư Phật, Bồ tát; sau thờ chư Tổ. Hai chái tả hữu thường được làm phương trượng của thầy trụ trì hay giám tự ngôi chùa. Sau chánh điện là mảnh sân trồng hoa. Hai bên là hai dãy nhà làm nhà khách, nhà tăng, thiền đường... tạo kiểu chữ Môn.
Chùa chữ Khẩu ra đời từ sự tiếp thu văn hoá ấn Ðộ giáo qua người Chăm. Các chùa đươc xây dựng chùa gồm 4 toà nhà. Hơn nữa, ngôi chùa chữ khẩu tạo nên một Thiên Tỉnh ở giữa, lấy ánh sáng ra bốn bên nhằm đề cao mệnh trời. Chùa chữ Khẩu gồm khu chính điện trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ, khu nhà hậu làm nhà Thiền, khu Ðông đường và Tây đường hai bên là nơi tiếp khách và chỗ ở của tăng chúng. Ví dụ đặc trưng là lối kiến trúc các chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu, chùa Thiền Tôn…
Việc bài trí tượng Phật tại các chùa miền Trung không thống nhất. Nhưng thông thường các chùa thờ tượng Di Lặc, thờ Quan Âm Bồ Tát hay tượng Ðịa Tạng Bồ Tát. Các chùa ở Thuận Hoá thường bị ảnh hưởng đậm nét của phong cách Trung Hoa trong việc tạo tác tượng Phật cùng như bài trí Phật điện, nên nhiều chùa không thờ bộ Tam Thế mà chỉ thờ Di Đà Tam Tôn (Tây Phương Tam Thánh) hoặc thờ độc tôn Đức Thích ca (chùa Từ Ðàm). Một số trường hợp đặc biệt khác như chùa có ban thờ Quan Thánh (chùa Quốc Ân), chùa không có ban thờ Tổ như chùa Thánh Duyên - Huế.
Cùng với hệ thống tượng Phật, các tượng thuộc các tôn giáo khác cũng có phần thay đổi. Trong các chùa Huế, thường không có tượng Bát Bộ Kim Cương hoặc thờ Mẫu, thay vào đó là thờ Thiên Mẫu Yana và tượng Tiêu diện. Ngoài ra, một số chùa thờ các ông Hoàng bà Chúa, quan lại nhà Nguyễn đã có công đóng góp xây dựng cho nhà chùa và các vị khai canh khai khẩn tương đối phổ biến ở đây.
Dưới đây là sơ đồ bài trí tượng Phật trong các chùa ở miền Trung được sử dụng phổ biến nhất:
1.Tam Thế Phật: Bộ tượng này gồm có 3 pho, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền bán kiết, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai.
Mục đích: tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.
2.Hoa Nghiêm Tam Thánh: Bộ tượng này bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni (giữa) hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát.
Mục đích: Cặp Bồ Tát này là hai bậc thượng thủ của hết thảy hàng Bồ Tát, thường giúp đỡ, tuyên dương cho việc giáo hóa chúng sinh của đức Phật Như Lai.
3.Phật A Di Đà: là Giáo chủ tại cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba (thế giới ta đang sống) này. Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa.
4.Phật Thích Ca: là Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống.
5.Phật Di Lặc: là vị Bồ Tát sẽ thay thế đức Phật Thích ca ở cõi Ta Bà (thế giới ta đang sống), đức Di Lặc tuy chưa thành Phật nhưng lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh nên mọi người đều gọi ngài là Phật.
6.Phật Mẫu Chuẩn Đề: là vị Bồ-tát hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi.
7.Quan Âm Bồ Tát: Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Ngài hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.
8.Địa Tạng Vương Bồ Tát: Là vị Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, và nguyện không chứng Phật quả nếu chưa cứu độ hết chúng sinh khỏi địa ngục.
9.Phổ Hiền Bồ Tát: là vị Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành cưỡi voi trắng sáu ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho cho trí tuệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
10.Văn Thù Bồ Tát: Ngài là vị Bồ tát biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.
11.Hộ Pháp Vi Đà: Là vị Bồ Tát xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật).
12.Già Lam Hộ Pháp (Quan Thánh): là Quan Công – Quan Vân Trường, theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật, Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp.
13.Thập Điện Minh Vương: là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.
Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị cung cấp đồ đồng lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng đồng Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Đặc biệt, các pho tượng Phật, Bồ Tát đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999. Nhận đặt đúc tượng Phật theo yêu cầu, liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268.
Nguồn: Sưu tầm
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)