Phật giáo là một trong những Tôn giáo chính, được thờ phụng đông đảo tại Việt Nam. Trong đó, Quán Thế Âm Bồ Tát trong lòng người Việt có vị trí rất quan trọng, Ngài được thờ phụng phổ biến trong dân chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc và xuất thân của Ngài. Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Khi thờ tượng Bồ Tát tại gia cần lưu ý gì không? Để giải đáp vấn đề trên, cùng tìm hiểu ngay bài chia sẻ dưới đây ngay nhé.

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát hay còn được gọi là Phật Bà Quan Âm là một trong những vị Bồ Tát có vị trí quan trọng và được nhiều người thờ phụng. Ngài đức độ, bao dung, được người Việt coi nhưng Đức mẹ của con người.

Tượng Quán Thế Âm thường được đặt ở vị trí quan trọng, nơi có không gian thanh tịnh. Vào mỗi dịp đặc biệt, hay những khi con người lâm vào một sự việc cấp thiết, người ta sẽ thành tâm dâng lễ, nguyện cầu được hóa giải. 

Vị Bồ Tát có tấm lòng tại thế gian, theo dõi vạn vật để hóa giải mọi lầm than, dẫn dắt con người về đường hướng thiện. Cá thể Ngài thành một tượng Phật, thỉnh về thờ phụng là việc thể hiện sự thành kính. Bồ Tát Quán Âm biểu thị cho tinh thần Đại Bi. Ngài chiếu khắp cõi chúng sinh để hóa giải những đau khổ, những tiếng kêu oán thán của muôn loài, đưa chúng sanh thoát khoải cõi u minh. Ngài cũng là vị Bồ Tát che trở cho những người phụ nữa sắp sinh nở, giúp họ bình an qua khỏi. Những ai cầu con trai, hay hiếm muộn Ngài ban phước cho có đinh tử. Đôi khi, chỉ cần ngắm nhìn tượng Ngài, sẽ làm cho lòng thanh tĩnh, dẫn lối tư tưởng về đúng mực, tránh có quyết định sai lầm. 

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Thờ Quán Thế Âm Bồ Tát để không lạc lối, tránh lầm đường

=>> Có thể bạn quan tâm: Văn khấn lễ Phật Bà Quan Âm

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Trong kinh Đại Nhật và kinh Bi Hoa Đức Bổn Sư Thích Ca đã từng dạy rằng, Quán Thế Âm Bồ Tát đời quá khứ đã thành Phật hiệu là chánh pháp Như Lai vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ tát. Cũng trong kinh Bi Hoa, đức Phật luôn luôn gọi đức Quan Thế Âm Bồ Tát là "Thiện nam tử" tốt. Về thời qúa khứ lâu xa về trước, Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có Đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ Tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh. 

Sau nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A Di Đà, chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn, cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm cùng với Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Theo các truyền thuyết và kinh sử, ở thời quá khứ Quán Thế Âm Bồ Tát từng là hoàng tử con vua Vô Chánh niệm

Căn cứ theo lịch sử về tôn giáo, truyện dân gian, Linh ứng truyện ký và các dã sử của Trung Hoa từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương đến cận đại và Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ III, Quán Thế Âm Bồ Tát đã từng hiện thế trong nhiều hình dáng khác nhau. Nổi tiếng nhất có Quan Âm Diệu Thiện, Quán âm Thị kính, Quán Âm Linh ứng... Ngài cũng từng hóa thân thành nam giới, thậm trí ma quỷ... Tuy nhiên, khi Phật giáo thâm nhập vào đời sống người dân đã bị ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng bản địa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tuy rằng trong đời thực, người phụ nữ có vị trí thấp bé, nhưng trong tâm linh lại ngược lại. Sự hiện diện của người phụ nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Quan Thế Âm Bồ Tát. Và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên nữ mạo trong một số quốc gia châu Á. 

Những lưu ý khi thờ Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia

Ngày nay, có nhiều gia đình lựa chọn lập ban thờ tại gia. Việc bố trí bàn thờ tượng Phật Bà Quan Âm rất quan trọng, cần có sự tôn nghiêm và thành kính. Thờ Phật Bà Quan Âm không kiêng kị bất kể ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý.

Không nên đặt tượng Phật Bà Quan Âm cùng các tượng phong thủy đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công... Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.

Tuy rằng không quá kiêng kị nhưng gia chủ hãy để ban thờ Phật quay hướng chính của nhà, không nên hướng về phía nhà tắm hay cửa đi. Như vậy để thể hiện sự thành kính tuyệt đối với Bồ Tát Quan Âm.

Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Phật trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Phật Bà Quan Âm để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo. 

Khi thỉnh tượng về thờ phụng, yếu tố căn bản là sự thành tâm

Trên ban thờ Phật Bà Quan Âm, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi cúng Phật Quan Âm, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữ thờ Phật và thờ Gia tiên.

Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.

Hãy nhớ, gia chủ cần phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật trước khi thờ phụng. 

=>> Có thể bạn quan tâm: Xem ngay cách khai quang tượng Quán Thế Âm Bồ Tát

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bài trí tại đâu?

Nếu thờ tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Ngài ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc, thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Tượng Quan Âm nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật. 

Như đã nói ở trên, không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung Bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Phật Bà cũng là trung tâm và tuyệt đối.

cách bài trí ban thờ tượng Phật Bà Quan Âm đúng chuẩn

Nên thờ tượng Phật Bà Quan Âm tại không gian thanh thịnh, trang trọng

Cách bài trí ban thờ Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia đúng chuẩn

Có 3 cách để bài trí tượng Phật Bà cơ bản và đúng chuẩn:

+Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Bà Quan Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát…

+Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát gồm có:

  • Tây phương Tam Thánh: Trong đây bao gồm Phật A Di Đà ở trung tâm, bên trái Phật Bà Quan Âm, bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát.
  • Tam Thánh Sa Bà: Gồm tượng Phật Thích Ca ở trung tâm, hai bên là tượng Phật Bà Quan Âm và Địa Tạng Vương Bồ Tát

+Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới. Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới... Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu... những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.

Trên ban thờ, bắt buộc phải có Bát hương đặt phía trước tượng Phật. Ngoài ra, các đồ thờ cúng khác như lọ hoa, mâm bồng, hạc thờ và đền thờ cũng cần chuẩn bị. Ban thờ Phật luôn phải được lau dọn sạch sẽ, thường xuyên lên nhang đèn. 

cách bài trí ban thờ tượng Phật Bà Quan Âm đúng chuẩn

Gia chủ có thể thờ độc tôn tượng Phật Bà hoặc kết hợp các vị Phật, Bồ Tát khác

Thỉnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở đâu uy tín, chất lượng?

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Dưới đây là một số công trình đúc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.

Cách bài trí ban thờ tượng Phật Bà Quan Âm tại gia

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý Phật tử hiểu hơn về nguồn gốc và xuất thân của Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia chuẩn nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.