Kiến thức Phật giáo vô cùng rộng lớn và Phật Giáo Mật Tông là gì ắt hẳn được rất nhiều quý phật tử, tín đồ hay những ai đang tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đạo Phật quan tâm. Mật Tông là pháp môn đặc sắc được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Mật Tông được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật Tông còn được gọi là Mật giáo, Chân ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa…Và để hiểu hơn về trường phái phật giáo này, mời quý vị hãy cùng tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây.
Phật giáo mật tông hình thành từ rất lâu
Theo trang bách khoa toàn thư Wikipedia "Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ.
Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI). Padmasambhava và Dipankarasrijanàna là những người có công đưa Mật Tông vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính ở đây.
Mật Tông còn được gọi là Mật giáo, Chân ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa… Mật tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách “bắt ấn”, “trì chú”… Pháp tu này có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ), căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền.
Trong các pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng sinh nương theo tu tập trong thời buổi “Mạt Pháp” sau này, hành môn nào cũng đều có một tôn chỉ thù thắng vi diệu.
Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7 và thịnh hành vào thế kỷ 8 với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương
Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà.
Cả ba ngài Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cương từng được Sư Long Trí (là đệ tử của Ngài Long Thọ) truyền pháp.
Thiện Vô Uý, được coi là tổ sư của Mật tông Trung Hoa và là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán.
Hai dòng Mật tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thừa truyền đến đại sư Nhất Hạnh – đệ tử của Thiện Vô Úy – thì nhập lại làm một ở Trung Quốc. Mật tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.
Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó, vùng đất chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ. Thời đó,người ta chỉ biết thờ cúng chư thần kể cả hung thần, ác quỷ.
Pháp môn Mật tông này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, vua Tisongdetsen (740-786) có thỉnh rước 2 vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo.
Mật Tông Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:
Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt-ma có tên tuổi.
Phật Giáo Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.
Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Theo Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật giáo, và liên hệ rất nhiều đến Thiền.
Vào thời Đinh và Tiền Lê, Mật tông đã khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào các năm 1963, 1964, 1978 - dựng vào năm 973, thời Đinh; có trụ dựng năm 995, thời Lê Đại Hành - đều khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo, đã chứng minh cho điều đó.
Dĩ nhiên Mật tông thịnh hành không chỉ do mỗi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà còn từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ. Trong đó, ngài Mahamaya, gốc Chiêm Thành, thuộc đời thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng theo học với ngài Pháp Thuận - Pháp hành sám và trì tụng chú Đại bi - cũng rất nổi tiếng về pháp thuật.
Thiền uyển tập anh cho rằng ông đắc pháp Tổng trì Tam muội, thi triển nhiều pháp thuật khiến cho vua Lê Đại Hành và dân chúng đều nể phục. Một thiền sư Việt, ngài Sùng Phạm (mất năm 1087), đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã đến Ấn Độ chín năm, sau mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của ngài có sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng về phù chú và sư Trì Bát cũng thấm nhuần Mật giáo.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ, vào năm 1311, đến nước ta, xưng là 300 tuổi, theo Mật giáo, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ, tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.
Trong Nam, có Hòa Thượng Nhẫn Tế thế danh Nguyễn Văn Tạo sanh năm 1889 tại thôn An Thánh (nay là thị trấn Lái Thiêu), tỉnh Bình Dương, hâm mộ đạo Phật từ nhỏ, năm 1904, được 16 tuổi ông đến chùa Thiên Tôn trong vùng, quy y với Hòa Thượng Ấn Thành - Từ Thiện, pháp danh Chơn Phổ. Sau khi học hành xong, ông đi làm việc nhưng vì có bệnh nên xin nghỉ dưỡng bệnh.
Năm 1926, chùa Thiên Thai ở Bà Rịa có giới đàn, ông đến xin thọ giới do Đầu đàn Hòa Thượng Huệ Đăng truyền giới, ông được ban pháp danh Trừng Liễn, pháp hiệu Minh Tịnh thuộc đời thứ 42 Thiên Thai Thiền Giáo Tông.
Năm 1933, chùa Thiên Tôn mở Đại giới đàn, ông xin thọ giới do Đầu dàn Hòa Thượng Ngộ Định - Từ phong truyền giới, ông được ban pháp hiệu Nhẫn Tế, đệ tử nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh chùa Thiên Tôn.
Ngày 17-4-1935, ông lên tàu đi sang Ấn độ, chiêm bái và học Phật, có sang Népal nhận được Xá lợi Phật, rồi sang Tây Tạng ngày 28-6-1936, được yết kiến Nhiếp chánh Quốc vương Tây Tạng, được Lạt ma Nhiếp chánh nhận là tu sĩ Tây Tạng, ban cho pháp danh Thubten Osall Lama (Huệ Phát), ông đắc pháp Mật Tông Tây Tạng. Đến ngày 29-10-1936, ông rời khỏi Tây Tạng, trở lại Ấn độ học hỏi thêm một thời gian rồi mới trở về xứ. Ông đặt chân lại am thất cũ của mình tại Bình Dương ngày 30-6-1937.
Tại Phú Cường có ngôi chùa Bửu Hương, Phật tử tại đây quy ngưỡng nên dâng cúng chùa cho ông. Ông đổi tên thành Tây Tạng tự, từ đó ông tu và truyền bá Mật tông, nhưng vì Phật giáo thời đó, nên Mật Tông của sư Nhẫn Tế không lan rộng, không lập nên Giáo Hội. Hòa thượng Nhẫn Tế viên tịch ngày 17-5-1951, thọ 63 tuổi đời, đắc 25 hạ lạp, là một Lama Việt Nam đầu tiên, được chính Nhiếp chánh quốc vương Tây Tạng ấn chứng.
Ở Huế có Mật tông lưu truyền, thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Đàn Cứu Tế, những vị Tăng nầy đã hành lễ theo nghi thức Mật Tông Trung Hoa.
Thích Viên Đức có dịch một BỘ MẬT TÔNG gồm những sách: Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm yếu, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích (hay Kinh Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết), Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni.
Đặc biệt, năm 1992 nhân duyên cát tường hội đủ, theo lời mời riêng của ông John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), Hòa thượng Thích Viên Thành trụ trì Chùa Hương - Hà Nội đời thứ 11 đã viếng thăm Vương quốc Bhutan để hạnh ngộ bậc Kim Cương Thượng sư truyền thừa Drukpa là Đức Giáo chủ Je Khenpo, và thọ nhận các Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa từ bậc Thầy của mình để hướng dẫn các đệ tử và Phật tử thực hành giáo pháp tinh túy và chân chính của Kim Cương thừa.
Trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sinh không mỏi mệt của mình, với tâm nguyện đem sự thực hành tâm linh lợi ích cho nhân dân Việt Nam, đặc biệt thắp sáng truyền thống Kim Cương thừa vốn đã từng được truyền vào Việt Nam cách đây hơn 1.000 năm, Hòa thượng Thích Viên Thành đã thiết lập mối nhân duyên Phật pháp với các bậc Thượng sư Truyền thừa Drukpa, truyền thống Phật giáo Đại thừa – Kim Cương thừa lừng danh với khả năng tu chứng và sự thực hành tâm linh thanh tịnh của các bậc Yogi giác ngộ, với di sản tâm linh quang vinh siêu việt suốt 800 năm phụng sự nhân loại và vũ trụ.
Mật Tông thờ các vị Phật trong Mật Tông Kim Cương Thừa. Trong trường phái Mật Tông thường có hình ảnh Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai bao gồm:
Ngoài ra Mật Tông còn thờ Các vị Bồ Tát Trong Mật Tông như:
Bát Đại Hộ Pháp Mật Tông Tây Tạng:
Pháp khí - còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ, đạo cụ – hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các dụng cụ dùng để tu chứng Phật pháp, thực hành các loại pháp sự để dâng pháp cúng dường… trong chùa viện Phật giáo. Hoặc các loại công cụ mà chúng Tăng sử dụng trong tư pháp và tu hành hàng ngày. Còn theo nghĩa hẹp, đó là chỉ những dụng cụ cúng dường chư phật, dùng trong các Pháp hội Đàn nghi, Đạo tràng trang nghiêm…
Trong Mật tông, có thể thống kê đến 6 loại pháp khí: các vật dùng khi hoằng hóa như vòng ma ni, đá cầu nguyện; những vật dùng khi hộ ma như đàn lửa, muôi hộ ma, bình quý; các vật dùng khi kính lễ như áo cà sa, vòng cổ, khăn ha – đa; những vật dùng khi tán tụng như chuông, trống, mõ, kèn; các vật dùng khi cúng như lư hương, hoa, cờ, ô dù; những vật dùng khi trì niệm như mạn đà la, tràng hạt niệm phật, Chày Kim Cang, chuông kim cương.
Chày Kim Cang hay còn gọi là Chày Kim Cang, Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử, là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Đặc biệt, nó chính là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông.
Chày Kim Cang là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương thừa, tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương. Theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ,giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.
Chày Yết Ma, là pháp khí của Mật giáo, do chày 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành hình chữ thập, tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư phật, thuộc về luân bảo. Khi tu pháp, bốn góc trên đàn lớn đều đặt một yết ma kim cương với ý nghĩa tượng trưng cho sự phá trừ 12 nhân duyên. Pháp khí này còn có tên gọi là yết ma kim cương, thập tự yết ma, thập tự kim cương, luân yết ma.
Chuông Kim Cang là pháp khí âm nhạc phổ biến nhất, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa, mỗi khi âm thanh chuông vang lên khiến rung động không gian, xua tan phiền não, ma quỷ. Dưới phương diện nghi thức, chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang.
Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp, cán cầm của nó bằng một nửa chày Kim Cang, một nửa còn lại có thân hình là một chiếc chuông tương đối lớn, hai hình đó hợp lại thành vẻ đẹp của chuông pháp. Dưới phương diện nghi thức, Chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang.
Chuông Kim Cang gồm ba phần: Chốt Kim Cang, khuân diện và bầu chuông. Ba phần tiêu biểu cho tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Dưới đây là một số mẫu tượng Phật được đúc thủ công được chế tác bởi nghệ nhân tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long. Tượng được đúc bằng nhiều chất liệu như đồng vàng, đồng đỏ, đồng nồi hè, khảm tam khí, khảm ngũ sắc, dát vàng cao cấp.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Video xem thêm
Nguồn: Tổng hợp
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)