Một trong những pho tượng Bồ Tát chúng ta thường được thờ nhiều tại các chùa hay phòng thờ tư gia chính là tượng Quan Âm Bồ Tát. Người hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm và thường được nhắc tới bên cạnh tượng Đức Phật A Di Đà. Để giúp quý Phật tử hay những ai đang tìm hiểu thông tin về pho tượng này, hãy cùng tham khảo bài viết nguồn gốc và ý nghĩa tượng Quan Thế Âm Bồ Tát của Đúc Đồng Bảo Long. 

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

Tượng Quan Âm Bồ Tát được thờ nhiều tại các chùa, phòng thờ tư gia

Quan Âm Bồ Tát là ai? Nguồn gốc tượng Quan Âm Bồ Tát

Theo trang bách khoa toàn thư Wikipedia "Quan Âm (觀音/kan'on, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm) là tên của một vị Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/avalokiteśvara) tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Các Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa, gồm Quan Âm cùng các vị Bồ Tát Phổ Hiền (普賢/samantabhadra), Địa Tạng (地藏/kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (文殊師利/mañjuśrī)."

Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là  Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu "Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai".

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

Có nhiều nguồn gốc về tượng Phật Bà Quan Âm

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác. Trong đạo Nho, hình tượng "cha nghiêm mẹ từ" là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.

Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được nhân vật hóa thành một cá thể hiện diện trong đời sống đó là Phật bà Quan Âm - Quan Âm Thị Kính. Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng sanh.

>> Xem thêm: 
Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Phân biệt 2 dòng tượng phật Nam Tông và Bắc Tông ở Việt Nam

Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát, tại Việt Nam hay được gọi là Phật Bà Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát có vị trí quan trọng và được nhiều người thờ phụng. Ngài đức độ, bao dung, được coi nhưng Đức mẹ của con người. Tượng Quán Thế Âm thường được đặt thờ ở vị trí quan trọng, nơi có không gian thanh tịnh. Vào mỗi dịp đặc biệt, hay những khi con người lâm vào một sự việc cấp thiết, người ta sẽ thành tâm dâng lễ, nguyện cầu được hóa giải. 

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách.

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian

Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.

Bồ tát Quán Thế Âm còn được biết đến với tên gọi Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Từ Hàng hay Từ Hàng Đại sĩ.

Tìm hiểu các hình tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát - là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở phương tây, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi, một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi, dạng kia của Phật tính là Trí tuệ, là đặc tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, bên tay phải của Phật A Di Đà.

Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu (11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả).

Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ hay nhành dương liễu và một bình nước Cam Lồ:

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua tên là Diệu Thiện. Lớn lên, dù bị vua cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn.

Diêm Vương thả nàng ra, sau đó nàng tái sinh trên núi Phổ-đà ở biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Tượng người được hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo hay trên con cá voi để cứu người bị nạn cũng phổ biến trong nghệ thuật, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ. Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, thờ ở Chùa Bà Tấm.

>> Xem thêm: 
+99 Bộ tượng Bồ Tát bằng đồng cực đẹp
+101 Công trình đúc tượng Phật trên toàn quốc

12 lời nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát

- Nguyện thứ nhất: Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quán Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện.
- Nguyện thứ hai: Quyết một lòng không sợ khó, Quán Âm Như Lai thường vào Biển Đông nguyện.
- Nguyện thứ ba: Ở Ta bà, vào Địa phủ, Quán Âm Như Lai cứu với chúng sanh nguyện.
- Nguyện thứ tư: Diệt tà mà trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện.
- Nguyện thứ năm: Tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Quán Âm Như Lai ban nước cam lồ nguyện.
- Nguyện thứ sáu: Đại Từ bi, Đại Hỷ xả, Quán Âm Như Lai oán thân bình đẳng nguyện.
- Nguyện thứ bảy: Suốt ngày đêm luôn quán sát, Quán Âm Như Lai diệt trừ đường ác nguyện.
- Nguyện thứ tám: Phổ Đà Sơn thường lễ bái, Quán Âm Như Lai gông cùm đứt rã nguyện.
- Nguyện thứ chín: Tạo pháp thuyền vào biển khổ, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.
- Nguyện thứ mười: Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện.
- Nguyện thứ mười một: Vô Lượng Thọ cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện.
- Nguyện thứ mười hai: Thân trang nghiêm, tâm sáng suốt, Quán Âm Như Lai tròn đủ mười hai nguyện.

Thờ tượng Quan Âm Bồ Tát: Đôi điều cần lưu ý

Mỗi chúng ta, ai ai đều có thể thờ một vị Phật, vị Bồ Tát mà bản thân cảm thấy hữu duyên, muốn chiêm bái, tu tâm, hướng tới những giáo lý của người. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý.

Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.

Khi thờ phụng cần sự thành kính tuyệt tối, việc lên nhang đèn, dâng lễ các ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía Bồ Tát là cần thiết. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữa thờ Phật và thờ Gia tiên.

Hãy nhớ, phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật trước khi thờ phụng. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo bài viết: Cách khai quang tượng Phật thờ tư gia

Tượng người cần đặt nơi cao ráo, không gian thờ yên tĩnh

Chiêm ngưỡng một số pho tượng Quan Âm Bồ Tát đẹp nhất

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Dưới đây là một số công trình đúc tượng Quan Âm Bồ Tát được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

nguồn gốc và ý nghĩa tượng quan thế âm bồ tát

Nguồn: Tổng hợp

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long