Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là vị Phật được chúng sanh vô cùng kính trọng trong Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, Phật Thích Ca được thờ cúng rộng rãi trong các chùa, chiền và cả ở tại gia. Vậy ngài đã trải qua những gì để tu thành chính quả, thấu rõ đạo lý, mà truyền bá phật pháp cho chúng sanh? Cùng tìm hiểu câu chuyện về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni dưới bài viết sau nhé!

Thích Ca Mâu Ni là vị Phật được chúng sanh vô cùng kính trọng trong Phật giáo Việt Nam

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni là là người đã đặt nền móng và có công sáng lập ra đạo Phật ngày nay. 

Người cũng chính là bậc giáo chủ cõi Ta Bà -  cõi đau khổ nhất trên trái đất. Người có thể thấu rõ chân lý của vạn pháp và thị hiện trong hình dáng của loài người. 

Hình ảnh của Phật Thích Ca Mâu Ni luôn gắn liền với sự thanh tịnh và giải thoát. 

Ngày nay, tượng Phật Thích Mâu Ni được thờ ở rất nhiều chùa chiền mang nét đẹp tâm linh sâu sắc.

Phật Thích Ca Mâu Ni là là người đã đặt nền móng và có công sáng lập ra đạo Phật ngày nay

Tham khảo thêm +50 bức tượng A Di Đà đẹp nhất, chất lượng nhất hiện nay

Những nét đặc trưng của Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình dáng đặc trưng

Tượng Phật Thích Ca thường được khắc họa với hình ảnh tóc búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc; mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu. Phật thường tọa trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Tư thế tay thiền định

Tay của Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

Ngày nay, phổ biến là  những mẫu tượng Thích Ca bằng đồng khắc họa hình ảnh Phật đang làm ấn chuyển pháp luân. Tức là tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn. Hai vòng tròn đó chạm nhau.

Các vị Phật và Bồ Tát đi cùng

Phật Thích Ca thường được thờ cùng với 2 vị tôn giả là: A Nan Đà (được đặt bên tay trái Đức Phật Thích Ca) và Ca Diếp (được đặt bên tay Phải Đức Phật Thích Ca).

Tượng Phật Thích Ca thường được khắc họa với hình ảnh tóc búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc

Câu chuyện về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngày 08/04 năm 624 TCN, Thái tử Tất Đạt Đa ra đời

Thái tử Tất Đạt Đa là con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Maya. Khi sắp sinh người, hoàng hậu Maya đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu, trong luồng ánh sáng đó bỗng xuất hiện một con voi trắng lớn, đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một bông sen trắng muốt. Các nhà hiền triết thời đó đều cho rằng, đây chính là một điềm lành báo hiệu rằng đứa bé sắp sinh sẽ là một vĩ nhân của thế giới.

Vào ngày 08/04 năm 624 TCN, Thái tử Tất Đạt Đa cũng chính là Phật Thích Ca sau này đã ra đời. Cùng ngày đó, 7 sinh mệnh khác gắn liền với cuộc đời của Phật Thích Ca cũng lần lượt ra đời đó là: cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La, con ngựa Kiền Trắc, người đánh xe Sa Nặc, con voi Kaludayi và 7 kho báu vô chủ. 

A Tư Đà - người tu hành đã gặt hái được nhiều thành tựu đến từ Hy Mã Lạp Sơn đã từng thưa với đức vua rằng: “Thái tử hội tụ đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không thể có cơ hội nghe pháp của Ngài”.

Ngày 08/04 năm 624 TCN, Thái tử Tất Đạt Đa ra đời

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời thái tử Tất Đạt Đa

Thái tử từ lúc sinh ra đã luôn sống trong sự vương giả, không hề hay biết cuộc sống khổ cực của dân chúng ngoài kia.

Rồi vào một ngày đẹp trời, Thái tử đi du ngoạn bên ngoài Hoàng cung để ngắm nhìn cảnh vật và con người chung quanh.

Khi đang ngao du trong một thị trấn, hoàng tử đã vô tình nhìn thấy khuôn mặt hằn những nếp nhăn của một ông lão. Đó chính là dấu hiệu của lão. Rồi người lại thấy một người đàn ông đang ho, đó chính là bệnh. Cuối cùng, hoàng tử bắt gặp một đám tang ở bờ sông, đó chính là tử. Rồi người lại nhìn thấy một nhà tu hành khổ hạnh - người đã từ bỏ đi tất cả những niềm vui thế tục để đạt được sự an lạc trong nội tâm và hạnh phúc vĩnh hằng.

Từ đó, Ngài đã nhận ra một điều rằng con người đều sẽ phải trải qua sinh, lão bệnh tử. Ngài càng trân quý hình ảnh siêu thoát, an lạc, không vướng bụi trần của vị tu sĩ. 

Trở về cung điện, Tất Đạt Đa đã xin phép vua cha cho mình được rời cung điện và trở thành một nhà sư khất thực đi tìm kiếm chân lý cuộc đời. 

Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát, an lạc, không vướng bụi trần của vị tu sĩ

Hành trình đi tìm chân lý đầy gian khổ của Phật Thích Ca

Sau khi bỏ trốn trên con ngựa Kiền Trắc, Tất Đạt Đa đã đi đến kinh đô của nước Ma Kiệt Đà thời Ấn Độ cổ. Tại đây, thái tử trở thành học trò của nhà tu hành A La La Ca Lam. Không thấy tiến bộ nên ngài  lại tiếp tục theo học một nhà tu ẩn dật tên là Ưu Đà La La Ma Tử. 

Rồi một thời gian sau, người đã cùng với năm nhà tu hành ở trong rừng Benares tu luyện bằng cách hành xác, ăn cực ít và trải nghiệm sự khắc khổ. Từ đó trở đi, hoàng tử Tất Đạt Đa mang tên Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là “nhà hiền triết của dòng họ Thích Ca”. Sau 6 năm tu ép xác, thân thể ngài  ngày càng suy nhược, yếu ớt mà vẫn chưa đạt được sự giác ngộ.

Vào một ngày khi thiền định, Người bất chợt nghe thấy cuộc trò chuyện giữa hai nhạc công trên thuyền về nguyên lý các sợi dây của đàn nguyệt không nên quá căng hoặc quá chùng. Người chợt giác ngộ ra được đạo lý trung dung (đi đường giữa) và không đi sang phía cực đoan; sau đó ông quyết định rời đi.

Hành trình đi tìm chân lý giác ngộ của Phật Thích Ca trải qua đầy gian truân, thử thách

Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề 

Sau khi thọ thực xong, Người đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thệ nguyện sẽ đạt được giác ngộ. Cuộc đời của Phật Thích Ca bước sang giai đoạn mới. Sau khi được anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài liền dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi dưới gốc cây Bồ Đề mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành chánh quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.” 

Trong khi thiền định, ngài đã đối mặt với sự can nhiễu từ một con quỷ tên là Mara, dù trăm mưu nghìn kế nhưng nó vẫn không thể nào xoay chuyển được ý chí kiên định của Thích Ca Mâu Ni.

Rồi vào buổi bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, Ngài cuối cùng cũng đã đạt được sự giác ngộ cao nhất, trí huệ của ông đã được khai mở và ông đã đạt đến cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề. 

Cũng kể từ đó, Ngài trở thành vị Phật quan trọng trong Phật giáo Việt Nam. Là hiện thân của sự an lành, và những điều tốt đẹp giúp con người thoát khỏi bể khổ luân hồi và hướng họ đến một cuộc sống thanh tịnh và bình yên.

Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề 

Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích của Bảo Long về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu mọi người đang phân vân không biết thỉnh tượng Phật bằng đồng ở đâu uy tín và chất lượng thì Bảo Long – là một gợi ý vô cùng hoàn hảo.

Đúc đồng Bảo Long tự hào là đơn vị đúc tượng Phật có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Bảo Long chúng tôi quy tụ hơn 20 nghệ nhân hàng đầu đến từ làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định – cái nôi của nghệ thuật đúc đồng truyền thống. Các mẫu tượng bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ thật, đẹp và nét truyền thần trong bức tượng.Chúng tôi luôn sử dụng nguyên liệu đồng đạt chuẩn, nói không với đồng tạp đồng pha đem đến chất lượng cao cho từng sản phẩm. Mọi quy trình đều được giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Chúng tôi nhận chế tác  tượng Phật Thích Ca theo kích thước, mẫu mã yêu cầu.