Ngày nay, tượng Phật Thích Ca không chỉ được thờ nhiều tại các chùa mà còn được Phật tử thỉnh về tại tư gia để ngày ngày được chiêm bái, giác ngộ những giáo lý của Người. Và một trong những nghi thức gia chủ cần tìm hiểu trước khi đem tượng về đó chính là cách khai quang tượng Phật. Ở bài viết dưới đây, Đúc Đồng Bảo Long sẽ tổng hợp những thông tin, kiến thức hữu ích về cách khai quang, thờ tượng Phật Thích Ca tại gia để quý phật tử cùng theo dõi.
Tượng Phật Thích Ca được thờ nhiều tại tư gia
Khai quang điểm nhãn chính là thổi linh khí vào bức tượng Phật. Khai quang chính là việc tu tập để được cái gương trí tuệ như ánh mặt trời soi rõ mọi thứ trong thế gian. Khi ngộ được những cái này thì sẽ nhận ra mọi thứ đúng sai trong đời đều là Không. Hiểu được điều đó chúng ta mới biết được cách khai quang mặt Phật đúng.
Theo quan niệm trong Phật Giáo, chư vị Bồ Tát có ngũ nhãn và được hiểu rằng:
- Nhục nhãn chính là trong suốt, nhìn thấu được tất cả
- Thiên nhãn: Mắt của thiên cõi trời sắc giới, vô lượng, vô hạn
- Pháp nhãn: Mắt trí tuệ, quan sát cùng tột của các pháp
- Huệ nhãn: Mắt của các vị tu tập đắc đạo, thấy được chân tướng, cứu độ chúng sanh
- Phật nhãn: Mắt của chư Phật, thông suốt vạn pháp
Khai quang không phải là hình thức mê tín. Mà nghi lễ khai quang là lễ cúng dường Phật Bồ Tát, hay nó giống như một nghi lễ khai mạc cho một bậc vĩ nhân. Nghi lễ là dịp thuyết minh cho chúng sinh hiểu rõ hơn về Đức Phật, để đại chúng thấy được hình tượng thiện lành, khởi tâm niệm Phật muốn noi theo.
Việc khai quang điểm nhãn giúp đại chúng hiểu rằng: Mọi việc trên đời này đều có nhân quả, thờ Phật, Bồ Tát không phải để cầu xin ban lộc phước. Cuộc đời con người, nếu tạo thiện nghiệp sẽ được ban quả ngọt, còn gây ra ác nghiệp ắt hẳn gieo thêm quả báo.
Khai quang cũng chính là tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ soi sáng chốn nhân gian. Chính vì vậy, nghi lễ khai quang điểm nhãn chính là nhắc nhở đại chúng luôn hành trì Phật pháp, tịnh tâm để đạt đến quả vị Phật.
>> Xem thêm: 12 hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca
Ắt hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều quý phật tử đặt ra. Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, chủ yếu thờ Phật, Thần Thánh, Gia Tiên. Tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền, địa phương để gia chủ có cách thờ cúng riêng.
Về mặt tâm linh, gia tiên là tổ tiên, những người đi trước, nằm trong gia phả dòng họ, chủ nhân của gia đỉnh. Thần linh là các vị thần cai quản vùng đất mình đang ở. Và thờ Phật là đấng tối cao nhất.
Việc lập bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên là điều phù hợp, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với bề trên. Tuy nhiên, cần nắm rõ những nguyên tắc nhất định và bàn thờ Phật thường được đặt ở vị trí cao nhất.
Nếu có điều kiện và không gian, gia chủ có thể lập bàn thờ Phật ở phòng riêng để đảm bảo sự tách biệt, thuận tiện trong quá trình thờ cúng, thể hiện sự tôn nghiêm tối đa đối với đấng cao nhất.
Không gian thờ cúng thường được đặt tại vị trí trang trọng, thanh tịnh nhất của ngôi nhà. Trong các ngôi nhà diện tích nhỏ, bàn thờ thường được đặt ở vị trí cao nhất của phòng khách. Gia đình có thể thờ bằng tủ thờ hoặc án giang.
Còn với các ngôi nhà diện tích rộng, bàn thờ thường được lập tại phòng thờ riêng và ở tầng cao nhất. Phòng thờ thường thông thoáng, trang nghiêm, sạch sẽ và yên tĩnh.
- Hướng đặt bàn thờ Phật theo mệnh gia chủ:
+ Người mệnh Đông thì có thể bài trí bàn thờ Phật ở các hướng: Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).
+ Người mệnh Tây có thể lựa chọn những hướng: Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).
+ Một số người đặt bàn thờ Phật theo hướng Tây Bắc vì hướng này theo quan niệm tượng trưng cho phương trời Tây Thiên Cực Lạc của Đức Phật.
Ngày tốt thỉnh Phật được nhiều Phật tử lưu ý và xem trọng, do vậy họ thường xem ngày tốt an vị Phật. Thực tế trong đạo Phật không quan niệm ngày tốt ngày xấu, quan trọng nhất là thành tâm hướng Phật.
Thông thường quý Phật tử lựa chọn những ngày rằm hoặc ngày mồng 1 để thỉnh Phật về nhà. Ngày vía Phật là những ngày như: Ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật xuất gia.
Mỗi vị Phật/Bồ tát sẽ có ngày vía khác nhau. Trong đó, ngày vía Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là các ngày: Ngày 08/02 – ngày xuất gia, 15/02 – ngày nhập diện, 15/04 – ngày đản sinh, 08/12 – ngày thành đạo.
Người khai quang là người có trí tuệ, tâm thanh tịnh. Là người phải thông suốt tường tận về kinh luận của Phật Bồ Tát, khởi nguồn và ý nghĩa mà các Ngài biểu đạt. Bởi vì mọi người phải giải thích rõ ràng, minh bạch cho đại chúng, không được phép hiểu trên hình thức mà phải xuất phát từ tâm tu tập. Và phải giải thích ý nghĩa giáo dục một cách chuyên sâu, để tránh đưa đại chúng lạc vào mê tín.
Thông thường, mọi người cần mời các pháp sư, thầy tu có nhiều năm tu hành. Khi đó, họ sẽ giúp mọi người thực hiện các nghi lễ cần thiết. Từ đó, nhanh chóng khai quang điểm nhãn tượng Phật thành công để tiến hành thờ cúng theo đúng phong tục của người Việt Nam cũng như quan niệm của Phật giáo.
Bàn thờ Phật không cần sử dụng quá nhiều vật phẩm thờ, tuy nhiên cần đảm bảo những món đồ thờ cơ bản như: lư hương cắm nhang, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đôi đèn thờ, đôi chân nến... và không thể thiếu pho tượng Phật Thích Ca.
Nên lựa chọn đồ thờ có kích thước vừa vặn, màu sắc nhã nhặn, tạo sự ăn nhập với không gian nội thất. Điều này vừa giúp phòng thờ thêm hài hòa, tôn nghiêm, vừa thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ.
Gia chủ nên lựa chọn đồ thờ có màu sắc hợp tuổi mệnh bởi mỗi người chúng ta từ khi sinh ra đến khi mất đều mang theo một bản mệnh tương ứng. Lựa chọn đồ thờ hợp tuổi mệnh đem lại may mắn, tài lộc, điều tốt đẹp cho gia chủ.
>> Xem thêm: +99 Mẫu đồ thờ cúng bằng đồng đẹp nhất
Quy trình khai quang điểm nhãn cho tượng Phật thờ tại tư gia thường diễn ra vào buổi sáng, lúc trời đẹp. Và dưới đây là những thứ gia chủ cần chuẩn bị.
Đầu tiên, mọi người cần chú ý chuẩn bị một nơi thờ cúng trang nghiêm, cao ráo, sạch sẽ, hướng tốt cho phong thủy. Từ đó, đảm bảo rằng vị trí đó phù hợp với việc thờ cúng tượng Phật.
Gia chủ cần chuẩn bị lựa chọn pho tượng có diện mạo, hình khối cân đối. Lựa chọn tượng Phật Thích Ca cần đảm bảo kích thước phù hợp, chất lượng tốt, độ bền cao. Do vậy, quý Phật tử có thể tham khảo các mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đồng.
Tượng Phật sau khi thỉnh về bạn nên dùng vải điều chùm kín tượng. Đồng thời, đặt tượng trên chỗ thông thoáng, sạch sẽ và tránh xa những nơi ô uế. Từ đó, tránh xâm phạm đến tượng. Nếu không, hành vi của bạn có thể bị coi là bất kính.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị đàn tế cùng một mâm cỗ chay. Tùy theo điều kiện kinh tế, hãy lựa chọn một mâm cỗ phù hợp với những món đơn giản nhất nhưng phải tươi ngon. Khi đó, bạn có thể bắt đầu thực hiện nghi thức này theo cách hiệu quả nhất.
- Chuẩn bị việc bao sái tượng
Để bao sái tượng, gia chủ nên dùng nước thơm. Hiện tại, có nhiều loại nước thơm chuyên dụng được sản xuất sẵn trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể đặt mua những sản phẩm này tại các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng. Nếu không, bạn có thể đun nước với rượu, quế và một chút dầu thơm.
Sau đó, sử dụng nước vừa đun để làm sạch tượng. Cách làm như sau:
- Nếu tượng cỡ nhỏ, bạn có thể đặt tượng vào trong chậu nước ở vị trí cao. Sau đó, dùng khăn mềm sạch thấm nước đã chuẩn bị lau xung quanh bức tượng. Từ đó, nhẹ nhàng làm sạch tượng một cách tốt nhất.
- Trong trường hợp tượng cỡ lớn, hãy đặt nguyên tượng trên bệ. Sau đó, dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh tượng.
- Sau đó, gia chủ hãy chờ tượng khô một cách tự nhiên. Dùng khăn điều cỡ vừa phủ kín tượng để chuẩn bị cho nghi lễ.
- Tiến hành trì khoa nghi khai quang
Sau khi chọn được giờ đẹp, pháp sư hoặc thầy cúng sẽ tiến hành trì khoa nghi khai quang. Cụ thể việc này được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, pháp sư thắp hương, xin phép thực hiện nghi lễ.
- Pháp sư đứng lên đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Cùng lúc, vị sám chủ sẽ cầm cái gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật. Hành động này có ý nhắc nhở mọi người rằng khi đã tiến hành tẩy rửa thì đại viên cảnh/ kính trí liền hiển lộ.
- Tiếp đến, vị sám chủ sẽ thực hiện viết chữ Án trên diện tượng Phật. Đồng thời thực hiện bài niệm khai phục nhãn. Từ đó, giúp chúng sinh tìm đường nương vào các pháp môn tu hành của Phật từ đó khai mở nhục nhãn, Phật nhãn…
- Ý nghĩa của chiếc gương lúc này chính là biểu tượng cho Đại viên cảnh/ kính trí. Mọi người có thể sử dụng gương mới hay gương cũ đều được. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng chiếc gương đã được làm sạch, bao sái cẩn thận. Từ đó, đảm bảo việc khai quang điểm nhãn được thực hiện theo cách linh thiêng nhất.
>> Xem thêm: +99 Mẫu tượng Bồ Tát đẹp nhất
Nam mô hách hách dương dương.
Nhật xuất Đông Phương.
Vạn sự Thần Pháp kiết tường.
Hộ Thân đệ tử thủ chấp phân hương.
Họa Linh phù Tiên Sư Tổ Sư chứng giám.
Án Thiên linh linh.
Án Địa linh linh.
Ngã linh thân phù lai ứng hiện.
Án thiên viên – địa phương – thập nhị công chương.
Thân Phù đáo thử trừ tà ma, quỷ mị bất đáo vãng lai.
Trừ bá bệnh, trừ tai ương.
Nam Mô Phật Tố minh dương Bồ Tát Ma Ha Tát.
Chú hội tổ
Nam mô Phật Tổ Như Lai chứng minh.
Đạt Ma tổ sư chứng minh.
Nam mô Tam Giáo Đạo Sư Tam Thập Lục Tổ.
Tổ Xiêm, Tổ Lèo, Tổ Miên, Tổ Mọi.
Mình dưới Châu Giang – Bà lai đàng chà.
Mẹ sanh, mẹ lục, ông lục Phật Tổ, Cửu Thiên Huyền Nữ, Lỗ Ban Chơn Tử.
Thập nhị Thời Thần. 12 vị Thần Bùa, Thập Lục Ông Tà Bà Tà, Bà Lục.
Chú khai quang – điểm nhãn
Phụng thỉnh Thổ Địa chi thần
Hoặc – Phụng thỉnh Tài Thần
Giáng hạ tại vị chứng minh – kim vì ân chú tên là: … Tuổi … Phát tâm phụng thờ cốt vị. Xin ngài giáng hạ nhập vô – hồn nhãn nhập nhãn – hồn nhĩ nhập nhĩ – hồn tâm nhập tâm – túc bộ khai quờn – tâm can, tì phế, thận – cấp cấp linh linh.
Điểm nhãn nhãn thông minh.
Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh.
Điểm khẩu khẩu năng thuyết.
Điểm phủ túc thông hành.
Cấp cấp như luật lệnh.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Phật được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.
Chúng tôi nhận đúc tượng Phật bằng đồng cho các chùa trên toàn quốc, nhận đúc trực tiếp tại chùa, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thiện nhanh chóng.
Video xem thêm
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý Phật tử hiểu hơn về các khai quang và thờ tượng Phật Thích Ca tại gia chuẩn nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)