Trần Hưng Hạo hay còn gọi là Đức Thánh Trần là vị anh hùng dân tộc, vị tướng vĩ đại của lịch sử nhân loại. Ngày nay, ông được đưa vào tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, trở thành vị Thánh bảo vệ cho cuộc sống người dân. Vì sao nhiều người lập điện thờ Nhà Trần, ý nghĩa là gì? Khi thờ cúng tại gia thì cần lưu ý khi lập điện thờ Đức Trần Triều thế nào? Cùng xem ngay trong bài viết dưới đây để giải đáp nhé.
Tượng Trần Triều được thờ phụng nhiều trong cộng đồng thờ Mẫu, thờ Tứ phủ
Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn (Hưng đạo vương). Ông là con trai của cụ Trần Liễu, và là anh trai của vua Trần Thái Tông (hay vua có tên gọi khác là Trần Cảnh). Trần Quốc Tuấn là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba. Ông đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông để giữ an bờ cõi Đại Việt, ông cũng để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm ý nghĩa và có giá trị.
Với công trạng đặc biệt to lớn của ngài trong ba cuộc kháng chiến trống quân xuân lược Mông Nguyên ngài được vua Trần phong “Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương” và đặc biệt trong tâm linh dân gian ngài được tôn làm Đức Thánh Trần.
Theo gốc tích dân gian truyền lại, ông chính là Thanh tiên đồng từ Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai giáng trần xuống hạ giới, ông mang theo cờ ấn, phi thân kiếm, Ngũ tài của Thái Công, tam bảo của Lão tử.
Việc thờ Quan Trần Triều là hành động xuất phát từ tấm lòng nhớ ơn, kính trọng vì những công lao to lớn ông mang lại. Ngoài ra, thờ phụng nhà Trần với ý nghĩa là trấn giữ, bảo hộ quốc gia dân tộc đặc biệt trong các nghi lễ tâm linh có tác dụng diệt trừ tà khí. Người xưa tin rằng, những người bị điên dại, bị tà ma quấy nhiễu khi mời các vị Thánh nhà Trần về trừ tà sẽ khỏi.
Thờ Nhà Trần vừa có điểm tượng đồng vừa có chỗ khác biệt so với thờ Tứ phủ. Cách đặt tượng Trần Triều tuân theo gia đình chứ không theo quan tước, hàng bậc như trong Tứ phủ (Có Vua, Mẫu, Các Quan, Chúa, Chầu, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu). Trong hệ thống các Quan được thờ, vị trí đặt tượng được phân theo thứ bậc như sau:
1.Vương phụ - vương mẫu (Vương phụ Khải thánh An Sinh, tặng phong Hiển Hoàng Khâm Minh Đại vương, Vương mẫu An Sinh phu nhân Thiện Đạo Quốc mẫu)
2. Đức đại vương chính cung tức Cửu thiên Vũ Đế Trần Triều Hiển Thánh Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Suý Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng thượng thượng đẳng thần.
3. Vương phi phu nhân (Vương Phi Thiên Thành công chúa Nguyên Từ Quốc Mẫu)
4. Thày dạy văn
5. Thày dạy võ
6. Quan Nam Tào
7. Quan Bắc Đẩu
8. Đức Thánh Cả tức Khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn
9. Đức Phó Tằng tức Tiết độ sứ Hưng Hiến đại vương Trần Quốc Uất
10. Đức Thánh Tam tức Khai quốc công Hưng Hiến đại vương hay Đệ tam Ông Cửa Suốt Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng
11. Đức Thánh Đệ Tứ tức Khai quốc công Hưng Trí đại vương Trần Quốc Hiện, ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm )
12. Đức Tiên cô Đệ nhất Quốc Mẫu (Trần triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh, là vợ Vua Trần Nhân Tông)
13. Đức Tiên cô Đệ nhị Đại Hoàng (Trần triều Vương nữ đệ nhị Đại Hoàng công chúa Điện Súy phu nhân Trần Thị Tĩnh)
14. Lục Bộ Đức Thánh Ông (đây là các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều, và luôn được phối tự ở các Đền Trần Triều) Gồm :
15 - Trần Triều Vương nữ tôn Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Hậu (Bà là con gái trưởng của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Là vợ vua Trần Anh Tông. Mẹ đích của vua Trần Minh Tông)
16 - Trần Triều Khống Bắc tướng quân An Nghĩa đại vương (Nguyễn Chế Nghĩa, ngài văn võ song toàn, đứng đầu ban võ)
17. Đức Thái Bình công chúa (Cô là con nuôi của Đức Thánh Trần)
18. Đức Trần Bình Trọng
19. Cô bé Cửa Suốt (Trần triều Vương ngoại nữ tôn Tịnh Huệ công chúa, là con gái của Phạm Ngũ Lão và là thứ phi của vua Trần Anh Tông. Cô cùng Đức ông Đệ Tam trấn thống lĩnh ba quân thủy binh trấn giữ ngoài Cửa suốt nên gọi là cô bé Cửa Suốt)
20. Cậu bé Cửa Đông ( Hiển thánh vương tôn chủ bộ tướng): Trong hệ thống thờ các vị thánh Trần triều cổ không hề có Cậu bé cửa Đông, khoảng những năm 1990 một số đồng thầy hầu giá cậu bé cửa đông theo lối hầu mới, ghép Tứ phủ với Trần triều trong một buổi. Có giả thiết cho rằng cậu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là cháu nội vua Trần Thái Tông).
21. Ngoài ra còn các vị tướng khác như Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ, Đỗ Hưng, Nguyễn An, Trần Bách, Đoàn Thại, Nông Thị Tâm, Lâm Văn Cường, Trần Nhật Duật…. cùng chư quan tướng hạ ban Ngũ hổ tướng quân, gồm:
=>> Xem thêm: 9 điều cần lưu ý khi lập điện thờ tại gia cần biết
1. Việc lập điện thờ thánh tại gia phải ứng với người có căn số và phải thích hợp với việc nhà Thánh, không phải ai lập cũng được. Người ngồi đồng phải là người được đội lệnh nhà Trần mới có khả năng thực hiện. Đây được coi là bước đầu người đệ tử gia nhập hàng ngũ con cái nhà Trần để phụng sự thay việc tâm linh tại nhân gian. Sau khi đội lệnh tạ yên vị trăm ngày là hầu được.
Nếu về tôn nhang lập tĩnh thì đồng thày hầu giá đại vương rồi đệ tử hầu. Khi bách nhập yên vị thày hầu một lần nữa. Từ đó trở đi là được phép làm bùa dẫn, bắt tà. Đa số những người làm về nhà Trần phải là pháp sư có sắc về phủ lục hoặc hiểu biết về chữ về pháp.
2. Khi có ý định lập điện, cần cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo vì theo thì dễ nhưng giữ lễ thì khó. Sau khi lập điện phải giữ gìn phép tắc, lễ nghi lâu dài, không được lập rồi bỏ. Vì như vậy là có lỗi với chư vị Thần Thánh. Tuy không cầu kỳ nhưng luôn phải đủ thiết lễ, xuân thời tứ tiết, ngày rằm mùng một. Hàng ngày dâng nước, lên hương, sáng thỉnh chuông chiều bái chuông. Một năm ít nhất hai lần Thượng đồng.
3. Nét đặc sắc khi hầu nhà Trần là phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn. Các nghi thức này đặc biệt quan trọng, được làm cẩn mật và do người đội lệnh nhà Trần thực hiện.
4. Điện thờ tư gia không cần phải xa hoa, tráng lệ nhưng nhất thiết phải trang nghiêm, thoáng đãng, sạch sẽ và có không gian hợp lý. Việc thỉnh tượng vị thánh làm bàn thờ thêm trang trọng. Nếu không có điều kiện thì chỉ thỉnh tranh hoặc thờ lô nhang, long ngai, bài vị cũng là lịch sự, đàng hoàng.
Không phải cứ rước đủ Đức Đại vương, Tứ vị vương tử, Nhị vị vương cô, Lục bộ Thánh ông,... mới là đầy đủ. Nếu thành tâm thì chỉ cần bố trí một pho tượng Đức đại vương chính cung cũng không sai. Thậm chí, bốc bát nhang chỉ cần thỉnh những vị đại diện là được.
5. Nếu làm lễ rước tượng từ đền nào đó về điện tại gia là tốt. Nếu không có điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu các vị Thánh cũng không sao. Lập điện tại gia cũng cần quan tâm vị trí thờ tự, thờ riêng hay thờ chung với đất ở để từ đó bố trị được hợp lý.
Trong các chất liệu chế tác tượng ngày nay, tượng bằng đồng đang được lựa chọn nhiều. Tượng bằng đồng đáp ứng được nhiều tiêu chí như chất lượng, mẫu mã, giá thành, là lựa chọn tốt để chế tác tượng.
=>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá tượng Cửu Long tốt nhất tại xưởng
Bảo Long tự hào là đơn vị chế tác đồ đồng truyền thống với nhiều năm kinh nghiệm. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi làng đồng Ý Yên, Nam Định. Các mẫu tượng bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng.
Trong đó, các mẫu tượng Trần Triều của chúng tôi luôn được khách hàng, các Thanh đồng đánh giá cao về độ tinh xảo, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999.
Chúng tôi nhận chế tác tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Trần triều theo kích thước, mẫu mã yêu cầu. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Bảo Long hiện có cơ sở sản xuất tại Ý Yên, Nam Định và hệ thống các Showzoom tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Nam Định. Ngoài ra, chúng tôi cũng đẩy mạnh bán hàng trực tuyến với các Website hỗ trợ. Quý khách muốn tham khảo hay cần hỗ trợ tư vấn mua hàng, vui lòng thực hiện qua các bước sau:
+ Khách hàng gọi Hotline để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
+ Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
+ Tiến hành đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
+ Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
+ Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
+ Khách nhận hàng và thanh toán tiền
Quý khách có thể xem thêm:
=>> 99+ Mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất
=>> 50+ Mẫu Tượng sư, hòa thượng được khách hàng đặt nhiều nhất
Bàn Giao Bộ Tượng Tam Thế Phật Cao 58cm Bằng Đồng Dát Vàng (28/02/2024)
Xem ngay các mẫu tượng Thích Ca dát vàng đẹp, đẳng cấp (17/01/2024)
Nhận Đúc Tượng Sư, Hòa Thượng Bằng Đồng Chất Lượng (27/12/2023)
Các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Dát Vàng Đẹp, Chất Lượng (23/12/2023)
5 Mẫu Tượng Vua Hùng cho điện thờ, đền thờ ĐẸP - GIÁ TẠI XƯỞNG (11/12/2023)
Các Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (29/11/2023)
Các mẫu Tượng Phật Dược Sư Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa (16/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thánh Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Chất Lượng (04/11/2023)
Các Mẫu Tượng Tam Thế Phật Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia Ý Nghĩa Nhất (30/10/2023)
Các mẫu Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Cỡ Nhỏ Thờ Tại Gia (27/10/2023)